23/09/2023
23/09/2023
Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu “Chuyện người con gái Nam Xương”. Câu chuyện đã lấy nước mắt của người đọc bởi cốt truyện cảm động sâu sắc, hình tượng nhân vật xây dựng chân thực, khách quan, nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn và các chi tiết giàu ý nghĩa. Đặc biệt là hệ thống các nhân vật phụ như bé Đan, Đức Linh Phi và "cái bóng".
"Chuyện người con gái Nam Xương" không chỉ hấp dẫn bởi hệ thống các nhân vật chính, hệ thống các nhân vật phụ như bé Đản, Đức Linh Phi và "cái bóng" cũng đã góp phần không nhỏ đến tình tiết câu chuyện. Những nhân vật này góp phần thắt nút, mở nút cho câu chuyện, giúp cho câu chuyện hấp dẫn li kì hơn.
Trước hết là chi tiết cái bóng. Cái bóng của nàng Vũ Nương in trên vách tường quà ánh đèn dầu chính là chỉ tiết tạo nên thắt nút, sự mâu thuẫn bắt đầu xảy ra. Là một người vợ có chồng ra chiến trận bão năm không chút tin tức, nàng thui thủi một mình chăm mẹ già con côi. Cuộc sống xa chồng đã vất vả khó khăn lại thiếu thốn tình cảm chắc chắn càng mệt mỏi, nhưng không vì thế mà nàng bận lòng, vẫn một mực chung thủy, son sắt. Hiểu được nỗi mong nhớ cha của đứa con thơ khi sinh ra chưa một lần gặp bố, nàng đã nói dối con mình rằng chiếc bóng trên tường kia chính là cha con đó, người vẫn luôn đồng hành và dõi theo mẹ con ta. Sợ con buồn tủi và thiếu thốn tình cảm của cha mà nàng đã nói dối Đản, đó là lời nói dối ngọt ngào hằng mong điều tốt đẹp không có gì là xấu xa cả. Đối với bé Đản, chiếc bóng ấy là hiện thân của cha mình, là điều có thể khỏa lấp nỗi mong chờ trong em. Vì mới vừa lên ba còn thơ ngây, chưa biết quá nhiều điều nên em tin vào lời mẹ. Trong suy nghĩ non nớt của mình, em luôn tin mình có một người cha đêm nào cũng đến với mẹ con mình. Người cha ấy luôn quấn quýt bên mẹ, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, luôn im lặng mà chưa bao giờ bế Đản. Cậu bé ấy thật thà kể lại cho Trương Sinh nghề về câu chuyện người đàn ông đêm đến cùng mẹ, đó là lời nói vô tư của một đứa trẻ. Nhưng chính câu chuyện về người cha khác từ bé Đản đã làm nảy ra trong Trương Sinh mối nghi ngờ không dứt, bản tính ghen tuông cùng sự nóng nảy của hắn khiến cho Vũ nương phải đau khổ vô cùng. Từ cái bóng ấy mà Trương Sinh cho rằng vợ mình không chung thủy, hắn mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập nàng mặc cho hàng xóm can ngăn. Hắn đã nhẫn tâm đuổi người phụ nữ đầu ấp tay kề, người đã chăm sóc mẹ già lúc ốm đau, chăm con khi non thơ, bé bỏng ra khỏi nhà. Đường cùng, nàng buộc phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh cho sự trong sạch, thủy chung của mình.
Cái bóng cũng chính là chi tiết mở nút, chứng minh sự oan khiên của nàng Vũ Nương. Trong đêm, khi ngồi cùng bé Đản, cái bóng xuất hiện, bé Đản gọi tiếng “cha” như những lần ngồi cùng mẹ, bây giờ hắn mới hiểu được lỗi lầm của mình và nhận ra sự đau đớn của vợ. Chính chiếc bóng đã hoá giải báo nỗi nghi ngờ trong Trương Sinh để chàng nhận ra lỗi lầm của mình, mặc dù đó là lời hối hận muộn màng.
Một chi tiết tưởng chừng như bình thường đơn giản nhưng lại góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, hình thành nên tư tưởng cho tác phẩm. Chi tiết chiếc bóng đã góp phần vạch trần chế độ phong kiến nhiều bất công tàn bạo, khi mà chế độ phụ hệ lên ngôi, sự nhẫn tâm đã đẩy người phụ nữ trở nên khốn khổ đến đường cùng. Chiếc bóng là chi tiết đặc biệt góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào và cũng là chi tiết cởi nút cho mọi oan khuất của Vũ Nương.
Tiếp đó là nhân vật bé Đản, đứa con yêu quý của Vũ Nương đã đẩy mẹ mình vào nỗi oan ức không thể nào gột rửa. Vì câu nói vô tình, bé đã khiến cho cha mình ghen tuông nghi ngờ vợ, đẩy mẹ vào cái chết. Cũng nhờ Đản, mẹ mới được minh oan. Sự ngây thơ, thiếu hiểu biết của Đản tạo ra tình huống dở khóc dở cười. Với một đứa bé thiếu vắng tình yêu thương của bố, sự ngây ngô của bé Đản cũng có cơ sở.
Cuối cùng là Đức Linh Phi - bà đại diện cho sự công bằng. Dường như mọi bất công, oan ức của Vũ Nương được giải tỏa nhờ Đức LInh Phi. linh Phi cứu Vũ Nương, cho nàng về gặp Trương Sinh lần cuối để bày tỏ nỗi oan khuất của mình. Chi tiết tưởng tượng kì ảo này đã làm xoa dịu lòng độc giả. Cảm giác sự bất công cho thân phận người phụ nữ được an ủi đi nhiều phần. Linh Phi chính là niềm mơ ước của nhân dân ta về một cuộc sống công bằng và hạnh phúc.
Như phần trên đã nói, viết Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã lấy cốt truyện trong dân gian. Nhưng rõ ràng với tấm lòng yêu thương con người sâu nặng, bằng bút pháp kể chuyện giá dặn, với tình tiết lúc thì chân thật đời thường, lúc thì kì ảo hoang đường, ông đã xây dựng được hình tượng nhân vật vô cùng sống động, mang ý nghĩa xã hội cao. Do đó tác phẩm của ông đã giáo dục chúng ta lòng yêu thương con người sâu sắc, lòng quyết tâm sống chiến đấu vì quyền sống và hạnh phúc con người.
23/09/2023
cái bóng :
Trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả Nguyễn Dữ đã sử dụng một phép ẩn dụ rất hay khiến người đọc phải suy nghĩ, đó là hình ảnh cái bóng trên tường của Vũ Nương. Do Trương Sinh vắng nhà đi đánh giặc nên Trương Đản luôn hỏi về bố, do đó Vũ Nương đã mượn chiếc bóng của mình để nói với người con đó là cha của mình. Trong những ngày cách xa, Vũ Nương nhớ thương chồng hết sức nên cô ấy chọn hình ảnh cái bóng vì trong suy nghĩ của cô,người chồng luôn ở bên cạnh như hình với bóng. Nhưng chỉ vì một hình ảnh cái bóng mà gây ra bao nhiêu là hậu quả.
Trong đời sống đối với chúng ta cái bóng là thứ luôn gắn liền với thân thể con người. Nó là một thứ mà hoàn toàn không thể nào tách ra hoặc làm nó không xuất hiện. Nó như là một phần của thể xác của chúng ta. Nhưng trong văn bản này, hình ảnh cái bóng là một chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm làm cho văn bản trở nên thú vị hơn.
<iframe class="ql-video ql-align-center" frameborder="0" allowfullscreen="true"></iframe>Chiếc bóng được Vũ Nương ví như cha của bé Đản vì nỗi nhớ chồng cũng như nỗi nhớ cha của đứa bé. Bé Đản tin đó là sự thật và luôn nhớ thương về cha - cái bóng của Vũ Nương. Với một đứa trẻ chỉ mới lên ba luôn tin là cha mình hằng đêm điều đến chơi với mình, mẹ ngồi cha cùng ngồi, mẹ đi cha cũng đi, chỉ có điều cha không bao giờ lên tiếng cũng như bế Đản lên. Cha - chiếc bóng của Vũ Nương đã lắp đi những nỗi nhớ nhung của bé Đản về cha cũng như của Vũ Nương về người chồng ở nên xa xôi đánh giặc.
Còn về phía Trương Sinh, một người ít học, hay suy nghĩ mơ hồ thì khi nghe bé Đản nói về người cha - chiếc bóng của Vũ Nương đã làm cho sự ghen tuông mơ hồ và những suy nghĩ về người vợ không chung thủy với mình. Vì lòng tự trọng của Trương Sinh quá cao nên đã đánh, mắng, sỉ nhục thậm chí ruồng bỏ người vợ bấy lâu nay hết mực chung thủy, hiền dịu mà không cho nàng giải thích. Làm tan nát hạnh phúc gia đình chỉ vì cái “tôi” của Trương Sinh quá cao. Câu chuyện đã được lên đoạn cao trào.
Chi tiết cái bóng trên tường của Vũ Nương đã tháo đi nút thắt của sự nghi ngờ của Trương Sinh và đã giúp cho Vũ Nương xóa đi được nỗi oan ức của như lấy lại được sự trong sạch của mình. Cũng nhờ vào cái bóng đã khiến cho Trương Sinh cảm thấy hối hận về những gì mình đã làm với Vũ Nương.
Chi tiết chiếc bóng do Nguyễn Dữ đưa vào tưởng chừng như đơn giản nhưng đã tạo nên cái chết oan ức của Vũ Nương. Đồng thời, nó cũng phản ánh được những giá trị về xã hội của thời phong kiến.
Bé Đản là một cô gái trẻ, sống trong hoàn cảnh khó khăn và bị bệnh tật từ nhỏ. Tuy vậy, Bé Đản có một tâm hồn lạc quan, kiên cường và luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để sống một cuộc sống ý nghĩa. Bé Đản thể hiện sự yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh, đặc biệt là gia đình và bạn bè.
Linh Phi là người bạn thân của Bé Đản, cùng nhau trải qua nhiều khó khăn và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Linh Phi là một người hết lòng yêu thương và chăm sóc Bé Đản, luôn đồng hành và ủng hộ cô trong suốt cuộc sống.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời