10/10/2023
11/10/2023
10/10/2023
* tiểu sư của Trương Định:
Trương Định (hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định), sinh năm 1820 tại xã Tư Cung, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi , là con quan Trương Cầm , làm chức Hữu thủy vệ úy, Lãnh binh tỉnh Gia Định.
Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam và lấy vợ là con gái một hào phú huyện Tân Hòa ( Gò Công). Khi cha chết, Trương Định ở lại quê vợ.
Năm 1854, trương Định xuất tiền của, chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức Quản cơ đồn điền.
Tháng 12 /1859, quân pháp đánh thành Gia Định. Trương Định đưa cơ binh gia nhập đội quân của triều đình chống giặc, thường đi tiên phong lập nhiều chiến công. Một trong những chiến công nổi tiếng là phục kích giết chết tên Đại úy Barbe.
Tháng 12/1861, sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Trương Định đưa quân về đồn cũ Tân Hòa và chiêu mộ thêm quân sĩ tiếp tục đánh Pháp.Lúc này quân số của Trương Định đã có hơn 6.000 người, với sự phối hợp của nhiều lãnh tụ khởi nghĩa các vùng xung quanh.
Nghĩa quân Trương Định đã lập nhiều chiến công như trừng trị nhiều tên tay sai giặc Pháp (như bá hộ Huy ở Đông Sơn), Tiến công các đồn giặc ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần đánh đồn Kỳ Hòa.
Tháng 3 /1862, khi quân Pháp rút chạy khỏi Gò Công, nghĩa quân Trương Định đã tiến công tiêu diệt nhiều tên và chiếm lại Gò Công.
Ngày 05/06/1862,Triều đình ký hòa ước Nhâm Tuất , giao ba tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ, Trương Định khước từ lệnh triều đình và nhân danh hiệu Bình Tây Đại Nguyên Soái do nhân dân phong , tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp.
Trương Định đã lãnh đạo nghĩa quân lập nhiều chiến công như tấn công đồn Rạch Tra, giết chết tên Đại úy Tu-Rút (1862), tập kích thuyền Alarme, tấn công nhiều đồn giặc và bẻ gẫy cuộc tấn công quy mô của giặc Pháp vào Gò Công, giết nhiều giặc ( 01/1863).
Sau khi rút khỏi Tân Hóa, Trương Định tiếp tục lập căn cứ ở Lý Nhơn, lãnh đạo kháng chiến. Tháng 02/1863, Pháp tấn công Lý Nhơn. Trương Định phá vòng vây trở về Gò Công lập căn cứ ở Đám Lá Tối Trời ( ven biển Gò Công).
Ngày 20/08/1864, trong cuộc chiến đấu không cân sức, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định đã dùng gươm tự sát để bảo toàn thanh danh khí tiết người anh hùng – khi ấy ông tròn 44 tuổi.
Hay tin ông tuẫn tiết, Vua Tự Đức sai truy tặng ông phẩm hàm, và năm 1871 lại cho lập đền thờ ông tại Tư Cung (Quảng Ngãi).
* tiểu sư của Phạm Văn Đồng:
Phạm Văn Đồng sinh ngày 1 tháng 3 năm 1906 trong một gia đình trí thức ở Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi. Từ nhỏ, ông được tiếp thu truyền thống văn hóa của quê hương và gia đình, trau dồi kiến thức về lịch sử, văn hóa của dân tộc và nhân loại. Ông theo học trường Quốc học Huế và sớm phát huy năng khiếu học tiếng Pháp; nhờ đó mà ông có thể nắm bắt nền tảng văn học-triết học Pháp nói riêng và phương Tây nói chung.
Năm 1925, ông tham gia phong trào bãi khóa của học sinh, sinh viên khi Phan Châu Trinh mất. Một năm sau (1926), ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức rồi gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Kỳ, rồi vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7/1929, thực dân Pháp bắt ông và kết án đi đầy 10 năm tù ở Côn Đảo.
Năm 1936, sau khi ra tù, Phạm Văn Đồng hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa gần biên giới Việt – Trung.
Năm 1945, tại Quốc dân Đại hội Tân Trào, Phạm Văn Đồng được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8.
* tiểu sư của Lê Tựu Khiết:
Lê Tựu Khiết (Lê Khiết) hiệu là Dương Phong, tự là Huy Thanh, sinh năm Đinh Tỵ – 1857, người làng An Ba, tổng Hành Cận, nay là thôn An Ba, xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành. Ông nội là Lê Công Thiên, tri phủ Kiến An thời Gia Long, cha là Lê Văn Diễn, từng làm quan đến chức tuần phủ dưới triều vua Thiệu Trị.
Sẵn có tư chất thông minh, lại có điều kiện học hành, năm Canh Ngọ (1882), ông thi đỗ cử nhân tại trường thi Bình Định. Năm Ất Dậu (1885) ông được triều đình bổ nhiệm chức Cơ mật hành tẩu, sung chức Tả trực kỳ khâm sai phái viên.
Năm Bính Tuất (1886- Đồng Khánh nguyên niên) ông lãnh chức Tu soạn kiêm Nghĩa Định Sơn phòng tán tương quân vụ. Năm Giáp Ngọ (1894 -Thành Thái thứ 6), ông lãnh chức Án Sát tỉnh Quảng Nam.
Năm Ất Mùi (1895 – Thành Thái thứ 7), ông lãnh chức Tán lý quân vụ 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Năm 1896 (Thành Thái thứ 8), ông bị giáng chức 2 cấp, đưa về làm Bố chánh tỉnh Nghệ An. Vì vậy ông còn có tên gọi là Bố Khiết.
Lê Tựu Khiết là anh em con bạn dì với Nguyễn Thân, lại dự vào hàng mưu sỹ của Nguyễn Tấn (thân phụ Nguyễn Thân, tác giả sách Phủ man tạp lục) nên được kẻ bán nước cầu vinh tin dùng, trở thành một trong những môn hạ thân tín của hắn. Vì vậy, ông bị giới thức giả và nhân dân Trung kỳ thời bấy giờ rất căm ghét và xem như “kẻ bán hồn cho quỹ dữ”.
Khoảng thời gian này, cụ Phan Bội Châu hoạt động ở hải ngoại, viết cuốn Việt Nam vong quốc sử, trong đó có đoạn gọi đích danh Lê Tựu Khiết là “con chó dữ của Nguyễn Thân”. Cuốn sách của cụ Sào Nam bí mật lan truyền trong nước và được một người tên là Lê Võ, cố tình trao đến tay Lê Tựu Khiết. Đọc đến đoạn cụ Phan viết về mình, Lê Tựu Khiết buông sách ôm mặt khóc, rồi thốt lên “Thương thay, trước đây tôi lầm, thật là chó má vậy. Từ nay trở đi tôi mới làm người”.
Năm 1897 Lê Tựu Khiết từ quan, trở về quê nhà, sau đó được sự tin tưởng và khuyến khích của Phan Chu Trinh, ông tham gia hoạt động yêu nước trong phong trào Duy Tân.
Đầu tháng 3 năm 1908, phong trào kháng thuế – cự sưu nổ ra ở Quảng Nam, rồi bùng lên mãnh liệt ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là 2 tỉnh Quảng Nam – Quảng Ngãi.
Ở Quảng Ngãi từ 24/3 đến 2/4/1908, khắp 6 phủ, huyện các đoàn nông dân liên tục kéo về tỉnh thành dán “cáo thị đồng bào”, tự xưng là “lục phủ huyện dân” (dân 6 phủ, huyện) đưa ra các yêu sách đòi giảm xâu, giảm thuế. Ngày 02/4, số người vây quanh tỉnh thành lên đến 10 vạn, bộ máy lý hương ở làng xã tê liệt hoàn toàn, trống mõ “thanh viện” vang suốt ngày đêm.
Nhận thấy phong trào bột phát quá dữ dội, có hướng ngã sang bạo động, dễ bị thực dân Pháp lấy cớ đàn áp, các nhà lãnh đạo Duy Tân trong đó có Lê Tựu Khiết nhóm họp vào ngày 3/4/1908 quyết định trực tiếp đứng ra lãnh đạo phong trào.
Ngày 23/4/1908 (22 tháng 3 Mậu Thân), giặc Pháp đem Lê Tựu Khiết và Nguyễn Bá Loan, Trần Chót, Nguyễn Đến ra xử chém tại bãi nam sông Trà Khúc, thuộc địa phận làng Ba La, phủ Tư Nghĩa.
* tiểu sư của Phạm Kiệt:
Phạm Kiệt tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội từ năm 1929. Tháng 6 năm 1931, bị thực dân Pháp bắt, kết án tù chung thân, đày đi Buôn Ma Thuật. Năm 1943, được trả tự do.
Ông đã lãnh đạo, xây dựng và là đội trưởng đầu tiên đội du kích Ba Tơ; tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Ba Tơ (ngày 11 tháng 3 năm 1945) [2]. Tháng 8 năm 1945, ông là Ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa và lãnh đạo giành chính quyền ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Năm 1946, ông là đại đoàn trưởng đại đoàn 31 thuộc khu 5.
- Năm 1953 đến năm 1960, ông là Cục phó, rồi Cục trưởng Cục bảo vệ thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Công an Việt Nam.
- Năm 1954, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với nhiệm vụ phụ trách công tác bảo vệ, ông đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp cử đi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến trường ở phía Đông Bắc. Ông đã đến tận nơi, kiểm tra trận địa pháo binh, phát hiện sự nguy hiểm bố trí pháo binh dã chiến tại một địa bàn tương đối bằng phẳng. Ông đã đề nghị Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc". Quan điểm không "đánh nhanh thắng nhanh, vì đánh nhanh tất sẽ…thua, mà đánh chắc tiến chắc, đánh như thế mới có thể thắng" mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang nung nấu trong lòng, nhận được sự đóng góp qua điện thoại của tướng Phạm Kiệt, đã được Đại tướng hết sức tâm đắc và đã quyết định thay đổi cách đánh Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mang lại chiến thắng lịch sử cho dân tộc ta.
- Năm 1961, ông là Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Lực lượng Công an nhân dân vũ trang, hàm Thiếu tướng. Năm 1971, ông là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 1974, ông là Trung tướng, Tư lệnh kiêm Chính ủy Lực lượng Công an vũ trang.
Năm (1961-1975) Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ công an.
Tâm Như Trần
10/10/2023
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
04/07/2025
26/06/2025
Top thành viên trả lời