sikibidi
28/10/2023
help meee
28/10/2023
28/10/2023
Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926) là lãnh tụ cuộc Khởi nghĩa Bãi Sậy - một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương chống pháp cuối TK XIX. Tương truyền, tại xã Xuân Dục, Mỹ Hào, Hưng Yên, nghĩa quân Bãi Sậy đã tế cờ khởi nghĩa, dấu tích vẫn còn lại cây bồ đề - vọng gác tiền tiêu khi đó. Năm 1888, pháp cho quân đàn áp, Nguyễn Thiện Thuật trao quyền chỉ huy nghĩa quân cho em trai là Nguyễn Thiện Kế rồi sang Trung Quốc gặp Tôn Thất Thuyết bàn cách tăng viện, nhưng việc không thành. Năm 1926, ông mất vì bạo bệnh và được an táng trên quả đồi ngoại vi thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Việc đưa mộ ông về Việt Nam đã được thực hiện từ năm 2004. Đầu năm 2005, sau khi làm các thủ tục pháp lý, hài cốt của ông đã được đưa về an táng tại quê hương Xuân Dục, Mỹ Hào, Hưng Yên và được công nhận là di tích. Hiện nay, Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Hào đã quy hoạch một quỹ đất cho việc quy hoạch, xây dựng khang trang khu tưởng niệm và mộ chí của tướng công Nguyễn Thiện Thuật.
Khu di tích tưởng niệm của tướng công Nguyễn Thiện Thuật nằm trong khuôn viên rộng 2000m2, có tường bao xung quanh, được trồng nhiều cây cỏ như si, cau vua, nhãn, lan… Về cơ bản, đây là một khu phức hợp tưởng niệm và lăng mộ, nên bao gồm nhiều hạng mục. Phía trong cùng khuôn viên là hệ thống phù điêu làm bằng vật liệu bê tông - vữa, tái hiện lại hình ảnh cuộc Khởi nghĩa Bãi Sậy. Phía ngoài khuôn viên là mộ tướng công Nguyễn Thiện Thuật nằm dọc theo khuôn viên, đầu hướng về bức phù điêu chắn phía sau (như một dạng hậu trẩm/chẩm), chân hướng ra phía ngoài cổng chính. Xung quanh 4 góc của khu vực mộ là 4 cây si lớn, chạy dọc hai bên tường là hai hàng cau vua. Tiếp đến là một phương đình như tạo ra một tiền án trấn giữ cho sự yên ổn của người đã khuất cũng như khu tưởng niệm này. Trước phương đình, là hai cây ngọc lan, phía bên trái của khu tưởng niệm, là nhà trưng bày những kỷ vật, cũng như hình ảnh cụ Tán Thuật và quá trình đưa di cốt của tướng công từ Trung Quốc về Việt Nam. Trong nhà trưng bày có đặt một bàn thờ trang trọng, bên trên là di ảnh của cụ. Đây là nơi để cán bộ địa phương, nhân dân trong vùng, cùng con cháu của cụ tới thắp hương tưởng nhớ cụ. Phía trước nhà phương đình, là chiếc lư hương ba chân bằng đá, mỗi khi bước vào khu di tích, khách đến viếng thăm thường thắp nén nhang, kính cẩn trước người anh hùng của đất nước. Bên ngoài khu tưởng niệm, là một dấu tích quan trọng của cuộc Khởi nghĩa Bãi Sậy, đó chính là cây bồ đề, trạm gác tiền tiêu của nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Từ điểm cao này, nghĩa quân có thể quan sát được các hướng, phát hiện sự di chuyển hay tấn công của địch… mà đưa ra những đối sách kịp thời.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời