29/10/2023
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
29/10/2023
29/10/2023
Bão, một thiên tai gắn liền với Việt Nam vào hằng năm. Các cơn bão thường gây ra những tổn thất cực kỳ lớn đối với đời sống về vật chất cũng như tinh thần của người dân . Vậy khái niệm bão là gì? Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình thời tiết cực đoan. Bão là một loại hình tình trạng thời tiết xấu của thiên nhiên gây ra cho con người. Cơ bản, bão là thuật ngữ để chỉ không khí bị nhiễu động mạnh. Có rất nhiều loại bào như: Bão tuyết, bão cát, giông,.. Tuy vậy, bão ở Việt Nam thường được các nhà đài hay mọi người dùng để chỉ bão nhiệt đới (Tình trạng thời tiết gió rít mạnh kèm theo mưa nặng hạt và chỉ sinh ra ở những nước gần vùng biển nhiệt đới gió mùa).
Tùy thuộc vào từng khu vực hình thành nên thuật ngữ “bão” sẽ có những tên gọi khác nhau: Trên Đại Tây Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là hurricanes .Trên Ấn Độ Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là cyclones .Trên Thái Bình Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là typhoons
Xét theo tiêu chuẩn quốc tế, người ta phân chia bão dựa vào sức gió. Dựa vào Thang sức gió Beaufort và Thang bão Saffir-Simpson): Với sức gió dưới 63 km/h thì được gọi là áp thất nhiệt đới. Tên tiếng Anh là tropical depression .Với sức gió trên 63 km/h (cấp 8) được gọi là bão nhiệt đới. tên tiếng Anh là ("tropical cyclone" hoặc "tropical storm") .Với sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to với cuồng phong. Tên tiếng Anh là (typhoon) . Với sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão. Tên tiếng Anh là (super typhoon).
Mắt bão là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão. Tuy bão có sức phá huỷ lớn, nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết đa phần là bình yên, điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào.
Mắt bão thường có bán kính từ 15- 35 km (10 - 20 dặm) tuỳ theo độ lớn của bão. Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt ão nằm ở đâu. Từ đó giảm thiểu những khó khăn khi các nhà khí tượng phán đoán thời tiết.
Có hai nguyên nhân chính nhìn thành lên bão. Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan từ con người .Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ các thành tố tự nhiên. Thì không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan từ con người. Hiện tuợng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một nhiều. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động công nghiệp. Khiến cho bầu khí quyển trở nên nóng hơn và tăng mức độ hấp thụ nhiệt, thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển, tạo nên sức mạnh lớn cho những cơn bão khắc nghiệt hơn và sức tàn cũng phá nặng nề không kém. Thứ hai, nguyên nhân khách quan từ tự nhiên .Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước.
Nguyên nhân chủ yếu hình thành bão được phân tích là khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi. Tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển, khi gặp điều kiện thuận lợi ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm.
Và khi lên cao, cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn. Khi đã đạt đến thời điểm nhất định nó sẽ ngưng tụ thành nước và bị không khí xung quanh làm nóng. Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí, hơi nước và khí ẩm. Khi hút lại với nhau tạo nên tác động lực quán tính với hoàn lưu quay.
Trả lời cho câu hỏi nguyên nhân hình thành bão như thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s. Tiếp đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao, từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.
Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Mưa lớn, ngập lụt, gió thổi mạnh, sấm chớp, lốc xoáy làm hư hỏng nhà cửa, thiệt hại cơ sở vật chất, mùa màng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người.
Những năm trở lại đây, Việt Nam ta đã đón nhiều cơn bão lớn ảnh hưởng tới kinh tế và mạng sống của người dân chúng ta. Những đợt lũ phá hoại mùa màng là nguồn kinh tế chính của nước ta, cũng như ngập tắc đường làm tê liệt mọi hoạt động kinh tế.
Bão gây ra những hậu quả nặng nề vì vậy chúng ta phải tích cực thực hiện các biện pháp phòng tránh và chống bão . Chúng ta cần xây dựng cơ sở hạ tầng vững chãi để chống chọi trước bão. Cập nhật tin tức dự báo thời tiết thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin về bão. Thiết lập các đê hay chủ động các hình thức gia cố cơ sở vật chất để chống bão. Ngưng mọi hoạt động đánh bắt ngoài khơi khi bão xuất hiện và dần hình thành, tránh xảy ra thiệt hại về tính mạng. Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân bảo vệ môi trường nhằm phòng tránh biến đổi khí hậu - cũng là một nguyên nhân chính gây ra bão. Mỗi người dân hãy chung tay và có ý thức phòng chống bão để bảo vệ chúng ta cũng như người xung quanh.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
3 giờ trước