02/11/2023
02/11/2023
* Thuận lợi:
- Nhân tố vị trí địa lý: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp trong nhóm 1 bao gồm các yếu tố liên quan đến vị trí địa lý thuận lợi hay khó khăn như: gần biển, sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị,… lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.
- Nhân tố tự nhiên:
Đây là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện hay trở ngại.
+ Về khoáng sản có các yếu tố như: Trữ lượng, chất lượng, chủng loại, phân bố chi phối quy mô, cơ cấu, tổ chức các xí nghiệp công nghiệp: các nhà máy xi măng tập trung nơi có nguồn đá vôi phong phú (Bỉm Sơn – Thanh Hóa).
+ Khí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…
+ Đất, rừng, biển: Xây dựng xí nghiệp công nghiệp.
- Nhân tố kinh tế - xã hội:
a. Dân cư và lao động
+ Dân đông, sức mua tăng, thị hiếu cũng có nhiều thay đổi, vì thế thị trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp.
+ Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, thuận lợi cho các ngành công nghiệp cần lao động nhiều và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp.
b. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng
– Nhìn chung trình độ công nghệ của ngành công nghiệp còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.
– Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,… đang từng bước được cải thiện và nâng cấp đặc biệt ở các vùng kinh tế trọng điểm.
c. Chính sách phát triển công nghiệp
– Gồm chính sách công nghiệp hoá và chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.
– Hiện nay chính sách công nghiệp đã gắn liền với phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư ngoài nước và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại.
d. Thị trường
– Trong nước: hàng công nghiệp nước ta có thị trường khá rộng nhưng bị hàng ngoại nhập cạnh tranh gay gắt.
– Ngoài nước: hàng công nghiệp nước ta cũng có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước công nghiệp phát triển, tuy nhiên còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng nên sức ép cạnh tranh rất lớn.
* Khó khăn:
- Vốn đầu tư: Để phát triển ngành công nghiệp, cần đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, máy móc, công nghệ và nhân lực. Việc thiếu vốn đầu tư có thể làm giảm tốc độ phát triển và gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
- Lao động: Sự phát triển ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao và đủ số lượng. Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng có đủ nguồn lao động phù hợp, điều này có thể gây khó khăn trong việc tìm kiếm và duy trì nguồn lao động.
- Cạnh tranh: Sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp cũng phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh với các quốc gia khác. Các quốc gia có ngành công nghiệp phát triển đã có lợi thế cạnh tranh, điều này có thể gây khó khăn cho các quốc gia mới phát triển.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời