09/11/2023
09/11/2023
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc và sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Nguyễn Du đã từng chứng kiến những bất công ngang trái của cuộc đời đặc biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Sau khi đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du đã sáng tác nên kiệt tác ''Truyện Kiều". Đoạn trích từ câu 349 đến 360 của truyện Kiều cho chúng ta thấy hình ảnh đôi lứa trao duyên.
Kiều nghĩ rằng lúc ban đầu còn xa lạ nhưng khi đã thề nguyền với nhau rồi thì vẫn một lòng một dạ cho trọn đời gắn bó nhau:
Được lời như cởi tấm lòng,
Gửi kim kim hoàn với khăn hồng trao tay.
Hai con người đã hiểu tình cảm của nhau vậy nên những vật đính ước được trao tay. Chiếc kim hoàn và khăn hồng là tín vật đính ước của đôi lứa thời xưa và giờ Kiều trao nó cho Kim Trọng. Trao đi tình cảm đôi lứa của mình.
Nhưng dù có muốn bên nhau trọn đời trọn kiếp mà đã ước hẹn thề nguyền với nhau rồi thì từ đây sẽ giữ lấy đó làm của tin:
Rằng: “Trăm năm cũng từ đây,
“Của tin gởi một chút này làm ghi.”
Hình ảnh này khẳng định nghĩa tình thủy chung mà son sắt của Kim Trọng đối với Kiều, nguyện sẽ không thay đổi.
Nói qua nói lại, họ ước hẹn sẽ gắn bó với nhau, cuối cùng Kiều trao khăn gói cho Kim Trọng và liền đó Kim Trọng trao cành thoa lại cho Kiều:
“Sẵn tay khăn gấm quạt quỳ,
Với cành thoa ấy, tức thì đổi trao.
Qua những câu thơ trên, ta thấu hiểu phần nào tình cảm đôi lứa của Kim Trọng và Kiều. Từ đó thấy được sự tiến bộ của Nguyễn Du về việc trao đổi tình cảm lúc bấy giờ khiến ta càng trân trọng tình cảm của Thúy Kiều và Kim Trọng hơn.
09/11/2023
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời