Nhà thơ Tago đã từng nhận xét: ''Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng mình''. Em hiểu câu nói trên như thế nào.Em hiểu ý kiến trên như thế nào?Em hãy làm sáng tỏ...

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Tử Y
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

20/11/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu nói của nhà thơ Tago "Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng mình" có ý nghĩa là nhà thơ cần đi qua những khó khăn, vượt qua những trở ngại để tìm ra giọng điệu, cách diễn đạt và ý nghĩa riêng của mình trong tác phẩm. Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh cũng là một ví dụ để làm sáng tỏ ý kiến trên. Trong bài thơ này, Tế Hanh đã sử dụng ngôn từ và hình ảnh để miêu tả vẻ đẹp và ý nghĩa của quê hương. Bằng cách sử dụng những từ ngữ tươi sáng, hình ảnh sống động, nhà thơ đã tạo nên một bức tranh về quê hương đầy cảm xúc và sắc màu. Từ đó, ta có thể thấy rằng nhà thơ Tago muốn nhấn mạnh vai trò của ngôn từ và nghệ thuật trong việc truyền đạt cảm xúc và ý nghĩa của mình. Nhưng để làm được điều đó, nhà thơ cần phải trải qua những trải nghiệm, khám phá và tìm hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh để có thể tạo ra những tác phẩm độc đáo và riêng biệt.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
doccocaubai

20/11/2023

Câu trả lời uy tín

Văn chương luôn lưu lại dấu ấn đậm sâu trong tâm hồn người đọc. Ánh sáng, hương thơm ấy cứ vấn vương trong ta để ngày mai chúng theo gió đi đến những chân trời xa lạ. Lắng lại một nhìn để cảm nhận những yêu phương, phải chăng vì thấu hiểu sâu sắc quan điểm ấy mà nhà thơ Tago cho rằng: ”Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng mình”. Hãy cùng bước qua lớp vở chật hẹp của ngôn từ để cảm nhận âm thanh của sự sống qua tác phẩm “Quê hương” của Tế Hanh.
Ngọn gió chính là cảm xúc, cảm hứng sáng tạo, tài năng nghệ thuật của nhà thơ. Tiếng nói riêng là cái độc đáo, nét riêng trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện của nhà thơ, tạo nên sự khác biệt và sức hấp dẫn trong tác phẩm. Bằng  cách diễn đạt giàu hình ảnh tượng trưng, ý kiến khẳng định: nhà thơ phải có cảm xúc chân thành, rung động từ trái tim, tâm hồn, để tạo nên nét riêng biệt trong sáng tác của mình. 
Đúng như nhận định trên, thơ là tiếng nói của trái tim, là những rung cảm mạnh mẽ của người nghệ sĩ thể hiện cá tính sáng tạo rất riêng có sức hấp dẫn trong tác phẩm. Mỗi tác phẩm thơ luôn thể hiện được mối quan hệ giữa tài năng, tư tưởng, những trải nghiệm cá nhân và phong cách của nhà văn. Cái tài, cái tâm cùng với những rung cảm thẩm mĩ là cơ sở để nhà thơ có được “tiếng nói riêng”, giúp tác phẩm vượt qua những giới hạn, những rào cản để đến với người đọc và tạo lập nên những giá trị độc đáo. Vì thế nhà thơ cần có cảm xúc chân thành, mãnh liệt (cái tâm) và sự công phu trong sáng tạo (cái tài), giúp người đọc nhận ra những giá trị đích thực, độc đáo của tác phẩm.
Bài thơ "Quê hương" của nhfa thơ Tế Hanh là tiếng nói riêng, độc đáo, thể hiện cảm xúc thiết tha chân thành của tác giả về bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của làng chài; tình yêu quê hương tha thiết của người con xa quê. Tế Hanh đã vẽ lại bức tranh làng chài ven biển nơi ông sinh ra với một tình yêu sâu nặng, tấm lòng gắn bó của người con miền biển, bằng những vần thơ "trong trẻo, giản dị như một dòng sông", lối viết "mộc mạc, chân thành", đưa người đọc hòa mình vào không khí thiên nhiên, cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của làng chài một cách đầy tinh tế. 
Bức tranh làng quê được mở ra bằng lời đề từ, vốn là hai câu thơ của thân phụ Tế Hanh "Chim bay dọc biển mang tin cá", mang đến một hương vị biển cả đậm đà, mở ra một không gian thoáng rộng, tựa như nhìn từ trên cao, thấy cánh chim trời, cũng thấy cả một vùng biển mênh mông sóng nước. Tiến đến gần hơn tác giả mở đầu bằng hai câu thơ như lời kể chuyện, tâm tình đầy mộc mạc của một người con xa quê rằng:
"Quê hương tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"
Câu thơ gợi ra khung cảnh một làng chài nhỏ ven biển, đồng thời cũng phác thảo ra dáng hình của quê hương trong lòng độc giả. Đó là một ngôi làng nằm trong cù lao, nổi lên giữa mênh mông sóng nước, khoảng cách với biển được khắc họa bằng phương tiện đo lường đầy thú vị "cách biển nửa ngày sông", một cách nói đậm chất người vùng sông nước, mộc mạc, tự nhiên.
Bức tranh làng chài không chỉ xuất hiện một cách tĩnh lặng trong trí nhớ của tác giả mà nó còn trở nên sống động với công việc lao động trên biển. Bằng cái nhìn đầy yêu thương, gắn bó, sự tinh tế của mình Tế Hanh đã diễn tả lại một cách sinh động, khí thế, đầy thẩm mỹ cái khung cảnh lao động vốn bình thường của người dân làng chài. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong những câu thơ:
"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
Trong chuyến ra khơi, chào đón người dân chài ấy là một bầu không khí vô cùng tươi đẹp, tràn đầy sức sống "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng", bằng những nét vẽ gợi nhẹ nhàng, Tế Hanh đã mở ra một khung cảnh thiên nhiên thoáng, rộng, hội tụ đủ những điều kiện thuận lợi nhất để ra khơi, khi mà trời trong, nắng đẹp, gió vừa đủ để dong buồm. Có thể nói rằng đó là một điều rất đáng quý đối với những con người ngày ngày lênh đênh trên biển cả tìm kế sinh nhai. Bên cạnh đó hình ảnh con người cũng hiện lên với vẻ đẹp chất phác, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống trong câu thơ "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Trên thực tế rằng hình ảnh người ngư dân luôn gắn liền với màu da ngăm đen, khuôn mặt khắc khổ vì nắng gió, thế nhưng khi bước vào thơ Tế Hanh, bằng ánh mắt đầy yêu thương, tâm hồn lãng mạn, tinh tế, tác giả đã mang đến cho họ một dáng vẻ khác, khỏe khoắn, tràn đầy nhựa sống.
Tuy nhiên bức tranh lao động của làng chài không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn được thể hiện một cách ấn tượng trong hai câu thơ tiếp:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang"
Câu thơ gợi ra khí thế lao động mạnh mẽ, hăng say, hào hùng của người dân làng chài. Có thể nói rằng "chiếc thuyền" ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ cho cả một tập thể con người đang ra khơi, với tinh thần lao động không mệt mỏi, nỗ lực hết sức lèo lái để con thuyền vươn xa hơn, đến được những vùng biển giàu tôm cá. Sự khỏe khoắn, nhanh nhạy trong lao động của ngư dân được bộc lộ bằng thủ pháp so sánh "hăng như con tuấn mã", một hình ảnh so sánh rất đặc biệt lấy thuyền để so sánh với "tuấn mã", mang đến cảm giác cuộc ra khơi tựa như một cuộc hành quân đánh trận đầy lãng mạn, hào hùng. Các động từ mạnh "hăng", "phăng" càng gợi ra khí khí thế hùng tráng, mạnh mẽ của người ngư dân trong công cuộc lao động, sẵn sàng đương đầu với tất cả mọi khó khăn thử thách ngoài khơi xa.
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
Tế Hanh đã mang đến cho độc giả một hình ảnh so sánh đầy trừu tượng, lấy cái hữu hình "cánh buồm" so sánh với cái vô hình "mảnh hồn làng", tuy nhiên đây lại là nét đặc biệt trong thơ của Tế Hanh, nét lãng mạn, tinh tế ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Cánh buồm chính là đại diện cho cho những người ngư dân, cũng là đại diện cho cả một làng chài ven biển, buồm theo ngư dân đi đánh cá, cũng mang theo cả nỗi nhớ mong, sự ủng hộ, niềm tin của những người ở lại. Hơn thế nữa hình tượng cánh buồm không chỉ là một thực thể tĩnh lặng mà dường như nó cũng đang cố gắng góp công, góp sức "rướn thân trắng bao la thâu góp gió" để đưa thuyền được đi xa hơn, tìm đến những vùng biển giàu có sản vật. Điều đó thể hiện sự gắn kết, hòa quyện giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên trong công cuộc lao động, dường như ai cũng dùng hết khả năng của mình để cùng tạo nên sức mạnh tập thể, cùng đạt được những thành quả tốt đẹp nhất.
Bên cạnh cảnh ra khơi hào hùng, tràn đầy sức sống thì cảnh làng chài ven biển khi đón ghe về cũng mang những vẻ đẹp chân thực và sinh động dưới cái nhìn đầy tinh tế, yêu thương của Tế Hanh.
"Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng."
Sau một đêm dài buôn ba trên biển cả, những chiếc ghe chở đầy ngư dân và tôm cá cuối cùng cũng trở về trong buổi sớm bình minh. Khác với khung cảnh ra khơi tràn đầy khí thế, thì lúc đón ghe về làng chài lại mang vẻ ồn ào, náo nhiệt, người người nhà nhà tấp nập trên bến đỗ, chờ mang xuống những thùng cá, thùng tôm tươi rói để kịp buổi chợ sớm. Đặc biệt ấn tượng với hình ảnh những người ngư dân sau một đêm dài thức trắng thu lưới, họ trở về cùng với làn da ngăm rám nắng đầy khỏe mạnh, nhưng khác biệt ở chỗ "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Đây cũng là một ý thơ rất trừu tượng của Tế Hanh nhưng lại bao trùm được hình tượng, cốt cách của những người dân chài đi đánh cá lênh đênh giữa biển khơi. Những con người mà thân hình đã thấm đượm mùi muối, mùi gió tại khơi xa, trở thành một dấu ấn, một đặc điểm riêng biệt chỉ dân làng chài mới có. Và hơn hết là người ta cảm nhận được sâu trong đó là sự mệt mỏi ẩn sâu trong những cơ thể cường tráng thông qua hai từ "nồng thở". Tuy nhiên, khi vào thơ Tế Hanh sự đuối sức, rệu rã ấy lại được mô tả hết sức tinh tế và vẫn mang những vẻ lãng mạn hiếm có. Không chỉ chú ý đến con người, sự "tinh" của tác giả còn bộc lộ thông qua cách mà tác giả quan sát sự vật ở câu "Chiếc thuyền im trên bến mỏi trở về nằm/Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Đối với Tế Hanh con thuyền không đơn giản chỉ là một vật vô tri, vô giác mà dường như nó cũng có xúc cảm, cũng biết mệt mỏi sau những chuyến khơi xa, nằm lặng im trên bến đỗ lắng nghe "chất muối thấm dần trong thớ vỏ", nghĩ về những chuyến khơi xa, về những vùng biển giàu tôm cá, về những kỷ niệm xa xăm.
Tác giả nói về thuyền mà cũng là nói về chính những con người làm nghề chài lưới, cả cuộc đời họ có đến hàng ngàn hàng vạn chuyến khơi xa, mỗi một chuyến đi là một lần kỉ niệm khó quên, biển cả là người mẹ tuyệt vời nuôi lớn người ngư dân bằng nguồn hải sản dồi dào, luôn che chở ôm ấp những đứa con của mình bằng tình cảm dịu dàng nhất. Chính vì thế cả thuyền, cả dân làng chài luôn mang trong mình tấm lòng sâu nặng, mang trong mình chất muối mặn, tựa như một sợi dây liên kết vô hình, không thể nào đứt đoạn.
Bức tranh làng quê vùng biển đã khép lại bằng những lời tình tự:
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tối thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá"
Đó là những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ in sâu trong ký ức của Tế Hanh mà dù đi đâu về đâu tác giả cũng không thôi niềm nhớ mong da diết, thể hiện sâu tình yêu quê hương sâu sắc, cùng với nỗi buồn của một người con xa xứ, luôn mong nhớ về quê nhà bằng một tình cảm chân thành nhất. Thế nên dù chỉ là trong ký ức, bức tranh làng quê vùng ven biển Quảng Ngãi vẫn hiện lên thật chân thật, lãng mạn đầy chất thơ.
Nói tóm lại, bài thơ đã thể hiện những rung cảm chân thực, bình dị từ tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. Qua đó cho thấy khả năng sáng tạo bằng tài năng và tâm huyết. Và là lời nhắc nhở người đọc không ngừng trau dồi những kiến thức để hiểu và đồng cảm với chiều sâu cảm xúc của tác giả, cảm thụ được những dấu ấn sáng tạo trong mỗi tác phẩm.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
avatar
level icon

Tử Y

Nhận định của nhà thơ Tago "Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng mình" có thể hiểu là việc sáng tác của một nhà thơ là quá trình khám phá và tìm kiếm bằng cách trải qua những trải nghiệm và hành trình xa xôi. Nhà thơ cần đi qua những khó khăn, vượt qua những trở ngại để tìm ra giọng điệu và tiếng nói riêng của mình.

Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh có thể giúp làm sáng tỏ ý kiến trên. Trong bài thơ này, Tế Hanh miêu tả quê hương của mình với những hình ảnh tươi đẹp và sâu sắc. Nhưng đồng thời, ông cũng thể hiện sự nhớ nhung và tình cảm đối với quê hương đã xa xôi và mất mát. Qua bài thơ, Tế Hanh đã tìm thấy tiếng nói của mình, biểu đạt tình yêu và nhớ nhung đối với quê hương thông qua những từ ngữ và hình ảnh đặc trưng của mình.

Từ đó, ta có thể hiểu rằng nhà thơ cần trải qua những cuộc hành trình và trải nghiệm để tìm ra tiếng nói riêng của mình, và bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh là một ví dụ minh họa cho ý kiến này.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 2
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
tam???????

20/11/2023

Tử Y

 Thượng đế ban cho ta một trái tim để yêu thương, để rung động. Mỗi con người sinh ra đều có thiên chức riêng của mình. Mỗi nhà văn, nhà thơ mang trong mình một thiên chức cao cả là "nâng cuộc sống lên". Anh muốn lưu lại dấu ấn nơi tâm hồn bạn đọc, mang ấn tượng đậm sâu trong thi đàn thì anh phải tạo ra một tiếng nói, một giọng nói riêng. Cũng giống như một loài hoa phải tỏa ra một hương thơm, mỗi loài chim cất lên một gióng hót. Từ những dấu ấn ấy, văn chương lưu lại dấu ấn đậm sâu trong tâm hồn người đọc. Ánh sáng, hương thơm ấy cứ vấn vương trong ta để ngày mai chúng theo gió đi đến những chân trời xa lạ. Lắng lại một nhìn để cảm nhận những yêu phương, phải chăng vì thấu hiểu sâu sắc quan điểm ấy mà nhà thơ Tago cho rằng: ''Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng mình''. Hãy cùng bước qua lớp vở chật hẹp của ngôn từ để cảm nhận âm thanh của sự sống qua tác phẩm "Quê hương" của Tế Hanh.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi