22/11/2023
22/11/2023
Có thể hiểu, áp lực bạn bè hoặc áp lực đồng nghiệp (áp lực đồng trang lứa) là sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi người, mọi thành viên của xã hội nhóm với cùng sở thích, kinh nghiệm, hoặc địa vị xã hội giống nhau. Các thành viên của một nhóm đồng đẳng, không nhiều thì ít cũng chi phối lòng tin và lối cư xử của người trong nhóm bằng cách thay đổi thái độ, giá trị, hoặc lề lối cư xử. Chính vì đồng trang lứa nên áp lực khi một người bằng mình trở nên nổi trội càng đè nặng lên giới trẻ hiện nay.
Áp lực này có thể đến từ nhiều phía, nhưng phổ biến nhất là từ kỳ vọng của cha mẹ. Nhiều cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao lên con cái, khiến con cái cảm thấy áp lực phải thành công và đạt được những thành tích cao. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như stress, trầm cảm, thậm chí là tự tử. Nhiều cha mẹ cho rằng con cái phải học thêm nhiều mới có thể thành công trong học tập và cuộc sống khiến con cái phải dành nhiều thời gian cho việc học, từ đó bỏ bê các hoạt động khác và dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng. Hay cha mẹ so sánh con cái với bạn bè, người thân. Việc so sánh con cái với người khác có thể khiến con cái cảm thấy tự ti và mặc cảm. Khi cha mẹ luôn so sánh con cái với những người thành công hơn, con cái sẽ cảm thấy mình không đủ tốt và không thể đạt được những thành tích như người khác dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực và ảnh hưởng đến tâm lý của con. Bên cạnh đó cũng có nhiều cha mẹ không tôn trọng sở thích và ước mơ của con cái. Nhiều cha mẹ chỉ muốn con cái học tập và thành công theo ý của mình, mà không quan tâm đến sở thích và ước mơ của con cái khiến con cái cảm thấy bị gò bó và không có quyền tự do lựa chọn. Cha mẹ kiểm soát quá mức cuộc sống của con cái sẽ khiến con cái cảm thấy ngột ngạt và mất tự do dẫn đến những xung đột giữa cha mẹ và con, đồng thời khiến con khó phát triển bản thân. Áp lực từ gia đình có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người trẻ. Stress, trầm cảm, thậm chí là tự tử là những hậu quả có thể xảy ra khi người trẻ phải chịu quá nhiều áp lực từ gia đình.
Bên cạnh những áp lực từ gia đình, người trẻ hiện nay còn phải đối mặt với những áp lực từ xã hội. Xã hội hiện đại đang ngày càng cạnh tranh, khiến người trẻ rơi vào tình trạng áp lực đồng trang lứa, cảm thấy áp lực về thành công, phải theo kịp xu hướng và đạt được những thành công nhất định cùng với đó là áp lực về ngoại hình - xã hội hiện đại ngày càng đề cao vẻ đẹp ngoại hình, khiến người trẻ cảm thấy áp lực phải có ngoại hình hoàn hảo khiến họ phải dành nhiều thời gian và tiền bạc cho việc làm đẹp, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và tài chính. Ngoài những áp lực gián tiếp từ gia đình và xã hội thì bản thân mỗi người trẻ cũng thiếu những kỹ năng như kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả, khiến họ dễ bị stress khi gặp khó khăn hay thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội khi gặp áp lực, khiến họ cảm thấy cô đơn và lạc lõng.
Để giúp người trẻ Việt Nam nâng cao khả năng chịu áp lực giảm tình trạng tìm cách giải thoát không mong muốn chúng ta cần có sự phối hợp của nhiều bên, bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội. Bất kể người làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn tốt cho con cái mình. Có hay chăng là họ đang làm không đúng cách thôi. Để giúp con cái phát triển tốt hơn, cha mẹ cần tạo môi trường gia đình ấm áp, yêu thương, giúp con trẻ cảm thấy được yêu thương và quan tâm. Đây là nền tảng quan trọng giúp trẻ có tâm lý vững vàng, tự tin đối mặt với áp lực. Bên cạnh đó cha mẹ cần phải tôn trọng sở thích và ước mơ của con trẻ, không đặt ra những kỳ vọng quá cao cho con, đừng ép buộc trẻ theo đuổi những gì mà cha mẹ muốn. Thay vào đó, hãy giúp trẻ tìm ra những điều mà chúng thực sự đam mê và lắng nghe, chia sẻ với con trẻ về những khó khăn mà con đang gặp phải.
Cùng với gia đình, nhà trường cũng nên tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp học sinh biết cách đối phó với áp lực và căng thẳng, tạo môi trường học tập lành mạnh, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Kết hợp với toàn xã hội chúng ta cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần, giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần và tạo môi trường sống lành mạnh, giúp người trẻ phát triển và hòa nhập với cộng đồng.
Áp lực, nỗi buồn, căng thẳng là những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Có rất nhiều rất nhiều cách khác nhau để giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, muộn phiền như mở rộng các mối quan hệ cung quanh để có thể cảm thấy được yêu thương và hỗ trợ. Vì vậy hãy dành thời gian cho những người thân yêu, tham gia các hoạt động nhóm,… Đừng cố gắng làm quá nhiều việc cùng một lúc. Hãy học cách nói "không" với những yêu cầu không cần thiết.
Như vậy, người trẻ hiện đại ngày nay, do đứng trước quá nhiều áp lực cùng với việc bản thân thiếu kỹ năng và kinh nghiệm khi đứng trước vấn đề để giải quyết và tạo ra đề kháng với áp lực xã hội nên họ thường cảm thấy tự ti và không hài lòng về bản thân. Chính vì vậy, gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển cho họ cách tạo ra sức đề kháng với những áp lực đó.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời