30/11/2023
30/11/2023
30/11/2023
Câu 4: Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả: Ngôn ngữ của nhan đề có tính hình tượng: với hình ảnh “chuyến du hành về tuổi thơ”, nhan đề không những hé lộ thông tin chính của văn bản, mà còn gợi trí tò mò đối với độc giả, hứa hẹn sẽ đem đến cho độc giả một chuyến du hành kì diệu, mang màu sắc cổ tích để trở về miền ấu thơ tươi đẹp của mình.
Câu 5: Tác giả bày tỏ thái độ: Giới thiệu nội dung tóm tắt, những giá trị của quyển sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” mang lại cho người đọc và ngầm kêu gọi mọi người tìm đọc quyển sách.
Câu 6: Bài học rút ra từ tác phẩm cho tôi xin một vé đi tuổi thơ: Người lớn à! Đúng là cha mẹ ai cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình, thế nhưng có bao giờ các bạn tự hỏi rằng con mình có thực sự hạnh phúc với những quyết định đó hay không? Và khi các con không đạt được những thành tựu như kỳ vọng, thì ba mẹ lại quở trách và than phiền thay vì ngồi xuống lắng nghe con mình. Có một câu nói mà khiến tôi luôn phải suy nghĩ: “Người lớn đã từng là trẻ con, nhưng trẻ con chưa bao giờ làm người lớn”. Đừng áp đặt những suy nghĩ của người lớn vào sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ nhỏ. Hãy để chúng vùng vẫy và sống đúng với bản chất của mình trong thế giới tuổi thơ ấy. Để sau này khi nhìn lại, đứa trẻ đó sẽ tự hào vì đã có những ký ức tuổi thơ tươi đẹp và không phải nuối tiếc như chúng ta– những người lớn đã bỏ quên ký ức khi phải luôn đáp ứng những kỳ vọng của cha mẹ.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời