Tìm một van bản thơ trào phúng sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật và 1 văn bản sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt đường luật .Ghi chép cảm nhận của em

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của ánh nguyễn

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

01/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Một ví dụ về văn bản thơ trào phúng sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật là bài thơ "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu. Bài thơ này được viết vào thế kỷ 19 và nổi tiếng với sự hài hước, châm biếm đối với thực tế xã hội thời đó. Một ví dụ về văn bản sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt đường luật là bài thơ "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Bài thơ này được viết vào thế kỷ 18 và là một trong những tác phẩm văn học lớn nhất của Việt Nam. Nó kể câu chuyện về cuộc đời bi kịch của Kiều, một cô gái tài năng và đẹp đẽ, bị ép buộc vào những hoàn cảnh khó khăn và đau khổ. Cảm nhận của em về hai văn bản này có thể khác nhau tùy thuộc vào sở thích và quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, cả hai đều mang lại cho người đọc những trải nghiệm văn học đặc biệt và sâu sắc về cuộc sống và con người.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Câu trả lời uy tín

- Tự trào II - Nguyễn Khuyến
Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ,
Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
- Lai Tân (Hồ Chí Minh)
Giam phòng Ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.
- Cảm nhận "Lai Tân"
Ở tập thơ Nhật kí trong tù có rất nhiều bài thơ viết dưới hình thức Nhật kí. Ở đó, Bác đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, tập hợp những điều này ta được một bức tranh hiện thực về chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch (bài Bốn tháng rồi, Chia nước, Trăng). Điều đáng nói là tác giả không chỉ ghi lại một cách vô tình dửng dưng mà qua những bài thơ này người đọc cảm nhận được thái độ lên án tố cáo sâu sắc. Lai Tân là một bài thơ như vậy. Ba câu thơ đầu là hiện thực được quan sát bằng trực giác: 3 con người, 3 chức vị, 3 hành động rất khác nhau. Đây chính là bức tranh đa dạng nhưng nhốn nháo của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch. “Giam phòng Ban trưởng thiên thiên đổ – Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc”. Đánh bạc là hành động quốc cấm vậy mà ban trưởng lại chuyên đánh bạc (thiên thiên đổ). Ngày nào cũng phạm tội, phạm pháp nhưng lại là người duy trì luật pháp.
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền – Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh”. Cảnh trưởng tìm cách bòn rút móc túi tù nhân bằng cách đe dọa chuyển lao, giải sang phòng khác. “Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự – Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”. Huyện trưởng chong đèn làm công sự. Hình ảnh này có hai cách hiểu: thứ nhất, huyện trưởng thường xuyên chong đèn hút thuốc phiện suốt đêm. Thứ hai huyện trưởng chong đèn làm việc vào ban đêm gợi người đọc liên tưởng đến sự khuất tất, tăm tối bất chính chứ không hề mẫn cán. 3 hình ảnh trên đã tạo lên một bức tranh toàn cảnh rất độc đáo về bộ mặt của bọn quan lại Tưởng mà nét nổi bật là sự vụ lợi, hoàn toàn vô trách nhiệm. Đây chính là sự thối nát, mục ruỗng của chế độ Tưởng Giới Thạch.
Câu thơ kết với vị trí là lời kết luận là một cách nhận xét cách đánh giá chung về bộ máy cai trị của chế độ Tưởng Giới Thạch với ý nghĩa mỉa mai châm biếm rất sâu xa. “Lai Tân y cựu thái bình thiên – Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Câu thơ nghe có vẻ dửng dưng vô cảm nhưng nó lại chứa đựng một tiếng cười một sự mỉa mai thâm thúy. Nó bóp trần bộ mặt của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch. Học giả Hoàng Trung Thông từng nhận xét: “Chữ thái bình có thể coi là nhãn tự của nhà thơ. Chỉ một chữ “thái bình” mà xé toang tất cả sự dối trá để người đọc thấy được sự đại loạn bên trong”. Tất cả những sự thối nát kể trên là chuyện bình thường không có gì là bất thường. Từ đây ta có thể suy ra chế độ của Tưởng là đánh bạc bóc lột người tù, hút thuốc phiện ăn đút lót.
Tất cả những điều đó đã trở thành công việc hàng ngày trở thành nề nếp ở đây. Mặt khác bài thơ này ra đời năm 1942, lúc ấy phát xít Nhật đang xâm chiếm Trung Quốc, nhân dân đang chiến đấu hi sinh vì vận mệnh đất nước Trung Quốc đang lâm nguy. Vậy mà bọn quan lại ở đây vẫn ung dung, dửng dưng mặc kệ sự đời mà ra sức vơ vét cho cá nhân, ta càng thấy rõ sự thối nát vô trách nhiệm trước nhân dân, Tổ quốc, của bộ phận quan lại chế độ này. Lai Tân là một bài thơ châm biếm thể hiện rất rõ cốt cách thơ trào phúng của Hồ Chính Minh. Không đao to búa lớn, không chỉ trích gay gắt, cứ nhẹ nhàng mà hiệu quả lại rất cao. Bài thơ cũng thể hiện tài sử dụng ngôn ngữ rất tinh tế, nhẹ mà sâu của tác giả trong bối cảnh lao tù.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved