01/12/2023
01/12/2023
Đọc thơ Nguyễn Khuyến người ta thường không cảm thấy vui bởi tâm trạng của tác giả mang nặng nỗi buồn về cảnh đất nước thương đau với thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn càng sâu càng đậm khi nhà thơ cáo quan về ở ẩn. Nhưng khi đọc Bạn đến chơi nhà ta thấy niềm vui bất chợt. Ẩn chứa sau những lời thơ là một tình bằng hữu cao quý vượt lên mọi nghi thức cũ kĩ. Cái nghèo của vật chất không lấn át được sự giàu sang của tình cảm ấm áp chân thành.
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng được triển khai khá bất ngờ không theo cấu trúc thường thấy là đề, thực, luận, kết. Có lẽ đây là một điều rất ấn tượng như chính tình bạn của họ.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ mở đề tự nhiên, giản dị như lời chào hỏi thân mật của hai người bạn thân thiết lâu lắm mới gặp lại. Tuổi già hay cảm thấy cô đơn nên người ta mong muốn có bạn để giãi bày tâm sự, chuyện trò. Vì vậy khi có khách đến thăm thì nhà thơ quá đỗi vui mừng với cách xưng hô rất thân mật bằng bác và có chút dân dã gợi sự thân tình, gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ như lời chào quen thuộc: đã lâu mới có dịp bác đến chơi nhà. Tôi, bác chẳng xa lạ gì mong bác thông cảm, Khi còn ở chốn quan trường bạn tới thăm là lẽ thường nhưng ông đã từ quan thì việc có bạn đến thăm thì hẳn phải là thân thiết: giàu thời tìm đến, khó thời lui. Sự xúc động nhà thơ đã lấy sự giàu có của tình bạn thay vào cái thiếu thốn về vật chất để tiếp bạn.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Mới nghe ta như thấy rằng nhà thơ như tỏ ý lấy làm tiếc về việc bạn mới đến thăm mà chẳng có gì để tiếp bạn. Đây chính là cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình Nguyễn Khuyến. Nói như vậy là đang đùa với bạn, trong lời nói ấy mang nụ cười ý vị vừa tỏ thái độ “mong chờ” những dịp bạn đến thăm như thế này. Hay chính trong lời phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ thăm hỏi của bạn. Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê kiểng rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị gắn bó với làng xóm quê hương.
Tác giả đang phân trần với người bạn về những thiếu sót của mình. Qua đó bạn đọc cũng có thể cảm nhận được cuộc sống đạm bạc, giản dị, bình thường, luôn gắn bó với thiên nhiên của cụ Nguyễn Khuyến. Lời thơ nhịp nhàng với nhịp điệu 4/3 khiến cho đoạn thơ trở nên mềm mại, uyển chuyển, dễ đi sâu vào lòng người. Đoạn thơ còn cho ta thấy tác giả là một người có tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, tha thiết gắn bó với thiên nhiên xanh mát.
Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường:
Bác đến chơi đây ta với ta
Đây là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng “ta với ta” gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thoả nỗi khao khát nhớ mong. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng.
Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè... là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của ngồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp... loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người.
01/12/2023
googleCâu đầu:
Câu đầu tiên của bài thơ thường giới thiệu chủ đề, sự kiện hay tình huống chính. Trong trường hợp này, có thể là sự chờ đợi hoặc sự háo hức khi người bạn đến chơi nhà.
6 Câu Thân: Các câu sau đó phát triển và mô tả chi tiết về tình huống hoặc cảm xúc trong bài thơ. Ở đây, có thể diễn tả về niềm vui khi chờ đợi, cảm xúc gặp lại người bạn, hoặc mô tả về những điều vui vẻ, thoải mái xảy ra trong lúc đón chờ.
Câu Cuối: Câu cuối cùng thường kết thúc bài thơ hoặc đưa ra một suy tư, cảm nhận, hoặc dấu chấm kết cho cả bài thơ. Trong trường hợp này, có thể là sự mừng rỡ về sự có mặt của người bạn, hoặc nhấn mạnh về niềm vui sau khi đã gặp gỡ.
01/12/2023
Đợi tí
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời