viết bài văn về háo danh và "bệnh" thành tích

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Hoàng Lê

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

02/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Hiện tượng háo danh và "bệnh" thành tích là hai vấn đề đáng quan ngại trong xã hội hiện nay. Háo danh là sự coi trọng danh tiếng hơn cần thiết, thường đi kèm với việc chú trọng đến bề ngoài mà không quan tâm đến giá trị bên trong. Trong khi đó, "bệnh" thành tích là việc chỉ quan tâm đến việc được khen ngợi mà không chú trọng đến sự phát triển thực sự. Háo danh và "bệnh" thành tích thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hiện tượng háo danh đôi khi là nguyên nhân gây ra "bệnh" thành tích, khi chúng ta chỉ quan tâm đến việc được đánh giá cao mà không đặt nặng vào quá trình phát triển bản thân. Điều này dẫn đến việc chúng ta chỉ coi trọng danh tiếng mà không quan tâm đến giá trị bên trong của mình. Háo danh và "bệnh" thành tích có những biểu hiện cụ thể trong cuộc sống. Háo danh thường được thể hiện qua việc tự cao tự đại, khoe khoang thành tích, tìm cách thu hút sự chú ý và khen ngợi từ người khác. Trong khi đó, "bệnh" thành tích thường được thể hiện qua việc chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài, không quan tâm đến sự phát triển thực sự và sẵn lòng lừa dối người khác để đạt được danh tiếng. Háo danh và "bệnh" thành tích gây ra nhiều tác hại cho cá nhân và xã hội. Chúng là nguồn gốc của những sai trái, gian lận trong kiểm tra, đánh giá, tạo điều kiện cho tham nhũng và quan liêu trong xã hội. Hơn nữa, hóa danh và "bệnh" thành tích làm mất đi sự trung thực của bản thân, đánh mất niềm tin của mọi người xung quanh và làm suy yếu giá trị đạo đức trong xã hội. Để khắc phục hiện tượng háo danh và "bệnh" thành tích, chúng ta cần thay đổi tư duy và hành động của mình. Thay vì chỉ quan tâm đến danh tiếng và thành tích bên ngoài, chúng ta cần chú trọng đến sự phát triển bản thân, xây dựng giá trị nội tại và đặt mục tiêu phù hợp với khả năng của mình. Chúng ta cần nhận ra rằng thành tích thực sự là kết quả của sự nỗ lực và không thể đạt được bằng cách lừa dối hay khoe khoang. Vấn đề háo danh và "bệnh" thành tích có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Chúng làm mất đi sự trung thực, đạo đức và niềm tin trong xã hội. Để xây dựng một xã hội phát triển và bền vững, chúng ta cần thay đổi tư duy và hành động của mình, tạo ra môi trường tôn trọng giá trị nội tại và đánh giá công bằng thành tích dựa trên sự phát triển thực sự của mỗi người.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.0/5 (2 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
phuonganh

03/12/2023

Câu trả lời uy tín

Trong cuộc sống này có ai không thích thành tích tốt, mình được khen ngợi, thế nhưng bản thân mỗi người cần nhận thức được thành tích thật sự là như thế nào. Ngày nay chỉ cần có được một thành thích tốt, được khen ngợi thì người ta bất chấp mọi thứ, chạy theo thành tích ảo, bằng những thứ không đúng sự thật. Có lẽ vì đó mà căn bệnh thành tích ngày càng lây lan và đang gây ra những tác hại không nhỏ với sự phát triển xã hội.

“Bệnh thành tích” hay sự “háo danh” được hiểu là con người luôn muốn mình có một thành tích tốt đẹp, bất kể có phải là thành tích thật hay không. Vì điều đó họ sẵn sàng làm mọi điều kể cả những gian lận, những việc trái với đạo lý. Nó ăn vào tâm trí họ như một căn bệnh.

Khi xã hội ngày càng phát triển thì thành tích là điều rất đáng để được công nhận. Thế nhưng cũng thật đáng buồn khi xã hội ngày càng phát triển, những nỗ lực, cố gắng để đạt một thành tích tốt đẹp của con người lại trở thành một căn bệnh đang là mối đe dọa trong xã hội.

Một biểu hiện dễ thấy nhất đó là Bệnh thành tích trong giáo dục. Các thầy cô muốn thành tích cao cho trường, cha mẹ muốn thành tích tốt cho con mình. Khi còn đương nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông Nguyễn Thiện Nhân đã từng nói: “ Các thầy cô, các trường ham muốn thành tích bằng kết quả thi cử cao và hàng chục triệu phụ huynh, gia đình học sinh chính là đồng tác giả của bệnh thành tích”.

Phụ huynh muốn con em mình điểm cao mà sẵn sàng đưa tiền bồi dưỡng các thầy cô, thầy cô vì muốn học trò được điểm cao lấy thành tích cho trường mà mua chuộc giám thị. Chúng ta biết rằng kết quả thi cử của học sinh sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và nhà trường. Từ đó nếu có một kết quả thi tốt của học sinh, thầy cô sẽ được khen thưởng, nâng lương. Và những phụ huynh học sinh cũng có được một bảng điểm đẹp cho con em mình. Ai cũng được lợi. Bên cạnh những phụ huynh thực sự muốn con em mình đi lên bằng chính sức lực của chúng không ít những phụ huynh vẫn đang tìm mọi cách giúp con có một bảng điểm đẹp, với hy vọng con có một tương lai tươi sáng sau này. Điều đó từ sâu xa đều xuất phát từ lòng thương con của cha mẹ. Ai mà không muốn con mình có một tương lai tốt đẹp hơn. Cứ tới mỗi kỳ thi, chúng ta lại bắt gặp những cuộc trò chuyện như “Đã lo chỗ nào chưa?”, “Đã đi thầy/cô này chưa?”. Chính tình thương quá đáng của bậc cha mẹ đã vô tình trở thành công cụ cho bệnh thành tích ngày càng lây lan rộng hơn.

Chúng ta hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng đều đọc được những bản tin như học sinh ngồi nhầm lớp, học sinh lớp 6 vẫn chưa thuộc hết bảng cửu chương, chưa đọc thông viết thạo vậy mà các em vẫn được lên lớp đều đều. Chúng ta hẳn thấy thật chua xót khi sau mỗi năm thi đại học, cao đẳng lại xuất hiện những bài thi được chép kín những mặt giấy nhưng hoàn toàn không đúng nội dung đề bài. Sau mỗi ngày thi, sân trường phủ kín bằng phao trắng xóa. Hình ảnh thật xót xa.

Bệnh thành tích trong giáo dục đã trở thành một căn bệnh khó chữa. Nó không chỉ là căn bệnh của ngành giáo dục mà nó còn xuất hiện trong các lĩnh vực khác của xã hội nữa. Bệnh thành tích không còn giới hạn ở một con người cụ thể, một lĩnh vực riêng lẻ nào. Nhớ trước đây số xã nghèo ở nước ta chỉ khoảng 1700. Sau khi có các chương trình của Chính phủ, hỗ trợ tiền để xóa nghèo thì rất nhiều địa phương đã đăng ký thoát nghèo. Để rồi khi báo chí vào cuộc phanh phui thì vẫn có hàng trăm hộ trong tình trạng cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc mà đã được thoát nghèo. Âu cũng là bệnh thành tích mà ra.

Cấp trên thích nghe thành tích tất nhiên sẽ có cấp dưới tạo ra những thành tích ảo. Từ nhỏ thành lớn, từ ít đến nhiều, căn bệnh thành tích từ đó ngày càng lây lan rộng. Những câu chuyện về những công trình, dự án trên giấy, vấn đề giải quyết việc làm, câu chuyện xóa đói giảm nghèo, với những báo cáo xa rời thực tế là vấn đề muôn thuở.

Bệnh thành tích gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội. Bệnh thành tích sẽ làm mất đi sự trung thực, niềm tin và sự phát triển của xã hội. Chúng ta đều biết rằng một xã hội muốn phát triển thì cần có nhân tài, mà nhân thì phải tài thực sự, có năng lực thực sự. Trong cuộc sống hiện đại nếu bạn không có năng lực thực sự thì sẽ không thể có một chỗ đứng. Căn bệnh thành tích khiến cho người ta chỉ xem trọng lượng mà không có chất. Một tập thể mắc bệnh thành tích sẽ cho ra những sản phẩm không có giá trị. Bệnh thành tích khiến người ta dễ ảo tưởng, lọc lừa dối trá. Dần dần họ sẽ thoái hóa nhân cách, đánh mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của bản thân.

Người xưa có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã cho thấy rõ một điều rằng con người ta quan trọng chất lượng chứ không thể lấy cái bề ngoài, cái số lượng để đánh giá giá trị của một vấn đề. Căn bệnh thành tích ngày nay đã đảo lộn mọi giá trị tốt đẹp ấy, đã phá vỡ đi những truyền thống văn hóa của dân tộc. Căn bệnh ấy sẽ khiến những cá nhân tự mãn về bản thân, cho mình luôn giỏi giang nhưng thực chất là không phải. Và ảo tưởng thì thường sẽ không có thật, không thể tồn tại lâu dài.

Do đó chúng ta cần có những biện pháp để ngăn chặn, đẩy lùi căn bệnh này. Các bộ, ngành và cơ quan chức năng cần có những cuộc thanh tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những thành tích ảo. Nếu cố ý vi phạm thì cần có biện pháp xử lý đích đáng. Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường những biện pháp tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của mỗi người cần tránh xa và đẩy lùi căn bệnh này. Thiết nghĩ rằng dù nó là căn bệnh có tính lây lan nhưng có để mình bị lây hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Chúng ta cần phải là những người có lòng tự trọng, có nhân cách và đó mới là điều cần lan tỏa trong xã hội này.

Đất nước chúng ta đang trên đường hội nhập và phát triển, mỗi người cần tự khẳng định được giá trị của bản thân mình để giành lấy một chỗ đứng nhất định. Nhưng không thể vì điều đó mà bất chấp để có thành tích. Chúng ta cần đi lên bằng chính khả năng của bản thân mình. Chắc chắn đó không phải là một điều quá khó khăn nếu như chúng ta luôn có tự trọng và giữ đúng nhân cách của mình.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
ngohyy

02/12/2023

     Đã có người từng nói : “Cuộc đa chiều, con người đa đoan”, bởi vậy đi đôi với sự phát triển của xã hội cũng là những vấn nạn tiềm ẩn. Một trong số đó phải kể đến vấn đề háo danh đi kèm căn bệnh thành tích rất phổ biến trong cuộc sống ngày nay.

      Háo danh, bệnh thành tích là gì ? Là coi trọng danh tiếng một mức quá đà không cần thiết, tất cả chỉ là hào nhoáng bên ngoài. Luôn chạy đua, giành giật dùng mọi thủ đoạn cách thức để đạt được điều mình muốn, không phải bằng thực lực của chính bản thân mình. Đó là hiện tượng thùng rỗng kêu to vẻ, bên ngoài thì hào nhoáng lộng lẫy nhưng thực chất bên trong thì khập khiễng cong vênh. Nguyên nhân đến từ việc con người ta luôn muốn được coi trọng và tôn vinh, thích được khen ngợi dù đó không phải sự thật. Thành tích giúp con có động lực để cố gắng phấn đấu hơn nhưng nếu trở thành “bệnh thành tích” sẽ thật nguy hiểm. Nó còn bắt nguồn từ bản tính ghen tị, đố kị với thành công của người khác nhưng không chịu cố gắng để đạt được kết quả bằng chính năng lực của bản thân mà tìm cách đốt cháy giai đoạn, muốn có thành tích một cách nhanh chóng. Nhiều người vì mong muốn có được danh tiếng đã không ngần ngại tạo ra những drama, scandal tiêu cực để được nhiều người biết đến. Hay những hành động lố bịch, đi ngược thuần phong mỹ tục nhưng lại được coi là cá tính. Bệnh thành tích có tác hại vô cùng nghiêm trọng nhất là trong môi trường giáo dục. Để đạt được thành tích cao học sinh sẵn sàng gian lận, luồn lách thiếu trung thực, thậm chí là vi phạm đạo đức. Thầy cô giáo chỉ biết chạy theo thành tích sẽ đánh mất đi nhiệt huyết với nghề nghiệp, giá trị cao cả của nghề dạy học. Người xưa đã có câu : “ tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, chúng ta cần chú trọng đến bản chất bên trong, phẩm hạnh,năng lực, và đạo đức của chính bản thân mình. Chứ không nên chạy theo những thứ sa hoa phù phiếm mà đánh mất đi những giá trị thực. Do đó chúng ta cần có những biện pháp để ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng háo danh cũng như “bệnh” thành tích. Chúng ta cần tăng cường những biện pháp tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của mỗi người. Mỗi người cần phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trong quá trình học tập và làm việc, chỉ khi đó chúng ta mới có thể đạt được thành công trong sự nghiệp của mình.

       Đối diện với vấn nạn háo danh và "bệnh thành tích", chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tính tiêu cực của nó để phát triển bản thân, xây dựng đất nước trở thành một người công dân có ích cho xã hội.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved