03/12/2023
03/12/2023
Sự phân hoá đất ở Việt Nam có nguyên nhân từ các nhân tố và điều kiện hình thành đất cùng với vai trò tác động của con người.
a) Đá mẹ
- Đá mẹ cung cấp vật chất vô cơ cho đất và quyết định cấu trúc, tính chất lí học, hóa học của đất.
- Thành phần đá mẹ ở nước ta phong phú có thể chia thành 3 nhóm chính: nhóm đá mẹ axit, nhóm đá bazơ, nhóm bồi tích phù sa. Từ mỗi nhóm đá mẹ hình thành nên các nhóm đất có tính chất lí hóa khác nhau.
+ Đất feralit từ đá axit có thành phần cơ giới nhẹ, thoáng khí và thấm nước tốt, nhưng giữ nước và chất dinh dưỡng kém, chua.
+ Đất feralit từ đá bazơ có thành phần cơ giới nặng, kém thấm nước và khí, nhưng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt.
+ Đất được hình thành từ bồi tụ phù sa, có đặc điểm chung là vụn bở, chứa nhiều khoáng nguyên sinh như thạch anh, mica, canxit.
b) Địa hình
- Ảnh hưởng của địa hình đến thổ nhưỡng chủ yếu thông qua tác động phân phối lại các nguyên tố địa hóa trong lớp vỏ phong hóa và điều kiện nhiệt ẩm theo các yếu tố địa hình (đỉnh, sườn, chân) và nhất là độ cao địa hình.
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 500m chiếm khoảng 70%, từ 500 - 1000m chiếm khoảng 15%, trên 200m chỉ chiếm 1%. Do vậy, sự phân hóa đất theo độ cao khác nhau.
+ Ở vùng đồi núi thấp, quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit chiếm diện tích lớn (khoảng 65% diện tích đất tự nhiên).
+ Từ độ cao 500 - 600m đến 1600 - 1700m, nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng, quá trình feralit yếu đi, quá trình tích lũy mùn tăng lên, có đất mùn vàng đỏ trên núi (còn gọi là đất mùn feralit).
+ Trên 1600 - 1700m, quanh năm thường mây mù, lạnh ẩm, quá trình feralit bị chấm dứt hoàn toàn, có đất mùn thô trên núi cao (đất mùn alit trên núi cao).
c) Khí hậu
- Đây là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình hình thành đất ở Việt Nam vì chính khí hậu quyết định chiều hướng và cường độ diễn biến của quá trình hình thành lớp vỏ phong hóa và thổ nhưỡng.
- Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua chế độ nhiệt ẩm. Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hóa đa dạng nên thổ nhưỡng nước ta cũng có sự phân hóa đa dạng theo quy luật địa đới và phi địa đới.
- Ngoài ra khí hậu còn ảnh hưởng gián tiếp đến đất thông qua giới sinh vật.
d) Sinh vật
- Quá trình hình thành đất ở Việt Nam diễn ra với cường độ mạnh chính là do sự phong phú của thảm thực vật.
- Cùng với sự đa dạng của kiểu rừng là sự đa dạng của các loại đất ở Việt Nam.
Ví dụ: Dưới rừng kín thường xanh có tầng đất dày, ẩm, mùn khá nhiều. Dưới rừng thưa có tầng đất mỏng, khô ít mùn.
e) Thủy văn
Thủy văn ảnh hưởng đến thổ nhưỡng chủ yếu thông qua tác động của nước chảy, nước ngầm và nước đọng.
- Nước chảy đã xói mòn mạnh mẽ đất đai nếu không có lớp phủ thực vật bảo vệ.
- Dòng nước khi ngấm xuống sâu rửa trôi các chất trong đất làm cho đất về lâu dài sẽ bị bạc màu.
- Nước đọng quyết định quá trình glây và quá trình lầy thụt.
- Đối với đất phù sa:
+ Nước của các dòng sông lớn, lòng đào sâu xuống tới lớp đá gốc thường chứa nhiều bazơ do đó đất phì nhiêu (ví dụ sông Hồng).
+ Đối với các sông suối nhỏ, lòng sông nằm hẹp trong phạm vi lớp vỏ phong hóa feralit chua nghèo, đất thường chua và kém phì nhiêu.
+ Tại vùng duyên hải, ảnh hưởng của nước biển và nước ngầm mặn đã tạo nên đất phèn, đất mặn.
f) Vai trò của con người
Ở Việt Nam, đất đai đã được con người khai thác từ lâu đời cho nên ảnh hưởng của con người đến đất cũng rất lớn.
- Tích cực: cải tạo, mở mang diện tích đất nông nghiệp (cải tạo đất phèn, đất mặn lấn biển, bón phân cải tạo đất bạc màu…). Quá trình hình thành đất lúa nước là sự thể hiện rõ nhất tác động của con người trong việc cải biến đất đai ở Việt Nam.
- Tiêu cực: phá rừng, đốt nương làm rẫy khiến cho đất đai bị xói mòn, rửa trôi, diện tích đất trống đồi núi trọc gia tăng.
03/12/2023
Sự phân hoá đất là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu và quá trình hình thành đất. Sự phân hoá đất tạo ra sự đa dạng và độc đáo trong hệ thống đất trên toàn cầu.
03/12/2023
Sự phân hóa đất, còn được gọi là sự biến đổi của đất, đề cập đến những biến đổi tự nhiên về tính chất của đất xảy ra trong một cảnh quan. Loại đá hoặc trầm tích hình thành đất (vật liệu gốc), khí hậu, địa hình, thảm thực vật và thời gian đều là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt của đất. Vật liệu gốc có thành phần khoáng chất, kết cấu và cấu trúc khác nhau ảnh hưởng đến sự hình thành và đặc điểm của đất. Khí hậu ảnh hưởng đến độ ẩm của đất, sự phân hủy chất hữu cơ, chu trình dinh dưỡng và tốc độ xói mòn. Địa hình ảnh hưởng đến độ ẩm, nhiệt độ và mô hình xói mòn của đất. Thảm thực vật ảnh hưởng đến cấu trúc và thành phần đất thông qua các quá trình như chu trình dinh dưỡng, tích lũy chất hữu cơ và giữ nước. Đặc tính của đất cũng có thể thay đổi theo thời gian do các quá trình tự nhiên như phong hóa, xói mòn, lắng đọng và hình thành đất (hình thành đất). Các loại đất già hơn có thể đã trải qua nhiều thời tiết hơn và có kết cấu cũng như cấu trúc khác với các loại đất trẻ hơn được hình thành từ các vật liệu gốc tương tự.
03/12/2023
Sự phân hoá đất là hiện tượng mà các khu vực đất có sự khác biệt về chất lượng, sinh thái, sử dụng và giá trị. Có một số nguyên nhân chính gây ra sự phân hoá đất:
1. Đặc điểm địa lý: Địa hình, độ cao, độ dốc và hình dạng của một khu vực có thể gây ra sự phân hoá đất. Ví dụ, các khu vực núi non thường có đất nghèo, khó trồng cây và khó khai thác, trong khi các khu vực đồng bằng có đất màu mỡ phù hợp cho nông nghiệp.
2. Tác động của tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên như khí hậu, môi trường, nước và độ ẩm có thể tạo ra sự phân hoá đất. Ví dụ, các khu vực có khí hậu khô cằn thường có đất cằn cỗi và ít thích hợp cho nông nghiệp, trong khi các khu vực có khí hậu ẩm ướt có thể có đất phong phú và thích hợp cho cây trồng.
3. Hoạt động con người: Sự can thiệp của con người trong việc sử dụng đất và tài nguyên cũng góp phần vào sự phân hoá đất. Ví dụ, việc lâm nghiệp quy mô lớn, khai thác khoáng sản và xây dựng hạ tầng có thể gây ra sự suy thoái đất và làm tăng sự phân hoá.
4. Chính sách và quản lý đất: Chính sách và quản lý đất không hiệu quả cũng có thể góp phần vào sự phân hoá đất. Việc phân chia không công bằng tài nguyên đất, việc sử dụng không bền vững và thiếu quản lý chặt chẽ có thể tạo ra sự chênh lệch và phân hoá trong việc sử dụng và quản lý đất.
Tổng hợp lại, sự phân hoá đất là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên và con người. Đặc điểm địa lý, tác động của tự nhiên, hoạt động con người và chính sách quản lý đất đều góp phần vào sự phân hoá đất.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời