Trình bày và nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước qua các thời kỳ lịch sử Ngô Đinh Tiền Lê, Lý Trần Hồ, Lê sơ và triều đại nhà Nguyễn

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Rii Huixi
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
level icon
batmannn

09/12/2023

Câu trả lời uy tín

* Thời Đinh Tiền Lê
- Thời Đinh, chính quyền được kiện toàn dần
+ Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương
+ Giúp vua trị nước có các cao tăng và hai ban văn, võ
+ Đinh Tiên Hoàng cử các tướng lĩnh thân cận giữ các chức vụ chủ chốt
+ Chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.
- Thời Tiền Lê
+ Vua đứng đầu chính quyền trung ương
+ Phong vương cho các con và cử đi trấn giữ những nơi quan trọng
+ Giúp vua lo việc nước có Thái sư, đại sư và các quan văn, võ
+ Ở địa phương, năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp
+ Đơn vị cơ sở là xã
+ Quân đội gồm 2 bộ phận là: cấm quân (bảo vệ kinh thành) và quân địa phương
+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”
* Nhận xét: Bộ máy chính quyền thời Đinh - Tiền lê được tổ chức chặt chẽ
- Vua là người đứng dầu nhà nước cai quản mọi công việc. Ở những nơi chủ chốt, quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận, uy tín nắm giữ; Chính quyền địa phương cũng được tổ chức chặt chẽ, chia thành các đơn vị hành chính, cấp bậc khác nhau
- Đặc biệt thời Tiền Lê thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông” vừa phát triển kinh tế, vừa củng cố quân đội, quốc phòng.
* Trong thời kỳ Lý Trần, nhà vua là người đứng đầu nhà nước nhưng mức độ tập trung quyền lực chưa cao, quyền lực ấy bị hạn chế bởi Hoàng thân quốc thích và bộ phận trung khu (cơ quan Nhà nước và chức vụ Nhà nước trung gian trọng yếu) được trao quyền hành rất lớn, có vai trò hạn chế quyền lực Nhà vua như Tể tướng, Á tướng, các chức quan đại thần như Tam thái, Tam thiếu, Tam tư.
- Các quan đại thần: gồm 9 quan văn và 3 quan võ, trong đó: -Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo), Tam tư (Tư đồ, Tư mã, Tư không); Các quan võ: Thái úy, Thiếu úy, Binh chương sự.
Ngoài các chức quan này ở triều đình lúc bấy giờ còn có 2 chức quan Tả hữu gián nghị đại phu để can gián nhà vua và đàn hoặc các quan khác, cùng các chức Điện học sỹ và Hàn lâm học sỹ là các chức quan chuyên thảo chiếu biểu của nhà vua do các bậc danh Nho đảm nhiệm. Các cơ quan này có chức năng tư vấn cao cấp của nhà vua đồng thời trước những quyết định quan trọng nhà vua thường hỏi ý kiến các quan đại thần.
– Các bộ: Về cơ bản các bộ dưới thời Lý, Trần đều là những cơ quan thực thi quyền hành pháp do nhà vua giao trong từng lĩnh vực cụ thể đồng thời có chức năng tư vấn cho nhà vua trong lĩnh vực mà bộ quản lý. Đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư, chức phó thị lang.
– Các cơ quan chuyên môn: các cơ quan này độc lập với các bộ và giúp nhà vua quản lý các lĩnh vực chuyên môn khác nhau gồm các đài, viện, giám, phủ (Hàn lâm viện, Khu mật viện, Đăng văn viện, Thẩm hình viện, Thái y viện, Ngự sử đài, Quốc sử viện, Tam tư viện, Quốc tử giám, Quốc học viện, Giảng võ đường).
- Năm 1010, Lý Thái Tổ đổi 10 đạo thành 24 bộ. Ở miền núi, các khu vực được chia thành trại, đứng đầu là chủ trại. Lộ, trại được chia thành các phủ (miền xuôi) và các Châu Ổ (miền núi), đứng đầu là các tri phủ, tri châu. Dưới cấp phủ, châu là cấp xã.
- Năm 1242, chính quyền địa phương được chia thành 3 cấp. Cao nhất là Lộ, đứng đầu mỗi lộ là An phủ chánh sứ; dưới Lộ là các phủ, châu đứng đầu là các Tri phủ và chuyển vận sứ; dưới Phủ, Châu là các Xã, đứng đầu mỗi xã là Đại, Tiểu tư xã, xã chính.
- Năm 1397, chính quyền địa phương thời nhà Trần được tổ chức: nước chia thành lộ, lộ chia thành phủ, đứng đầu phủ là Trấn phủ sứ, có phó Trấn phủ sứ giúp việc. Phủ chia thành các châu, đứng đầu là Thông Phán, chức phó là Thiêm phán. Châu được chia thành các huyện, đứng đầu huyện là Lệnh úy, có chủ bạ giúp việc. Huyện chia thành xã, đứng đầu xã là xã quan do triều đình bổ nhiệm gọi là xã Chính. Mỗi xã gồm nhiều “giáp”, nhưng cũng như ở triều Lý, giáp không phải là đơn vị chính của làng xã. Các liên xã và các chức quan đi kèm cũng được bãi bỏ. Đặc biệt, ở giai đoạn này nhiều lộ ở gần miền biên giới hay các địa điểm quan trọng đã được họp lại thành “hạt” và các quan văn đứng đầu mỗi hạt là tổng quản hay thái thú, các chức quan này được trao cho quyền hành rất rộng.
* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.
- Ở trung ương:
+ Đứng đầu triều đình là vua.
+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.
+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.
+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.
- Ở địa phương:
+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.
+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.
* Quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:
- Bộ máy chính quyền được hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.
+ Năm 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa. Tổ chức các đơn vị hành chính, cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.
+ Đến thời Minh Mạng, năm 1831 - 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ.
- Về luật pháp: Ban hành bộ luật Gia Long với các quy định chặt chẽ về việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.
* Nhận xét:
- Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.
- Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.
- Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở mức độ cao.

 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
avatar
level icon
Đinhiep Net

05/01/2025

Rii Huixi* Thời Đinh Tiền Lê

- Thời Đinh, chính quyền được kiện toàn dần

+ Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương

+ Giúp vua trị nước có các cao tăng và hai ban văn, võ

+ Đinh Tiên Hoàng cử các tướng lĩnh thân cận giữ các chức vụ chủ chốt

+ Chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.

- Thời Tiền Lê

+ Vua đứng đầu chính quyền trung ương

+ Phong vương cho các con và cử đi trấn giữ những nơi quan trọng

+ Giúp vua lo việc nước có Thái sư, đại sư và các quan văn, võ

+ Ở địa phương, năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp

+ Đơn vị cơ sở là xã

+ Quân đội gồm 2 bộ phận là: cấm quân (bảo vệ kinh thành) và quân địa phương

+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”

* Nhận xét: Bộ máy chính quyền thời Đinh - Tiền lê được tổ chức chặt chẽ

- Vua là người đứng dầu nhà nước cai quản mọi công việc. Ở những nơi chủ chốt, quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận, uy tín nắm giữ; Chính quyền địa phương cũng được tổ chức chặt chẽ, chia thành các đơn vị hành chính, cấp bậc khác nhau

- Đặc biệt thời Tiền Lê thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông” vừa phát triển kinh tế, vừa củng cố quân đội, quốc phòng.

* Trong thời kỳ Lý Trần, nhà vua là người đứng đầu nhà nước nhưng mức độ tập trung quyền lực chưa cao, quyền lực ấy bị hạn chế bởi Hoàng thân quốc thích và bộ phận trung khu (cơ quan Nhà nước và chức vụ Nhà nước trung gian trọng yếu) được trao quyền hành rất lớn, có vai trò hạn chế quyền lực Nhà vua như Tể tướng, Á tướng, các chức quan đại thần như Tam thái, Tam thiếu, Tam tư.

- Các quan đại thần: gồm 9 quan văn và 3 quan võ, trong đó: -Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo), Tam tư (Tư đồ, Tư mã, Tư không); Các quan võ: Thái úy, Thiếu úy, Binh chương sự.

Ngoài các chức quan này ở triều đình lúc bấy giờ còn có 2 chức quan Tả hữu gián nghị đại phu để can gián nhà vua và đàn hoặc các quan khác, cùng các chức Điện học sỹ và Hàn lâm học sỹ là các chức quan chuyên thảo chiếu biểu của nhà vua do các bậc danh Nho đảm nhiệm. Các cơ quan này có chức năng tư vấn cao cấp của nhà vua đồng thời trước những quyết định quan trọng nhà vua thường hỏi ý kiến các quan đại thần.

– Các bộ: Về cơ bản các bộ dưới thời Lý, Trần đều là những cơ quan thực thi quyền hành pháp do nhà vua giao trong từng lĩnh vực cụ thể đồng thời có chức năng tư vấn cho nhà vua trong lĩnh vực mà bộ quản lý. Đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư, chức phó thị lang.

– Các cơ quan chuyên môn: các cơ quan này độc lập với các bộ và giúp nhà vua quản lý các lĩnh vực chuyên môn khác nhau gồm các đài, viện, giám, phủ (Hàn lâm viện, Khu mật viện, Đăng văn viện, Thẩm hình viện, Thái y viện, Ngự sử đài, Quốc sử viện, Tam tư viện, Quốc tử giám, Quốc học viện, Giảng võ đường).

- Năm 1010, Lý Thái Tổ đổi 10 đạo thành 24 bộ. Ở miền núi, các khu vực được chia thành trại, đứng đầu là chủ trại. Lộ, trại được chia thành các phủ (miền xuôi) và các Châu Ổ (miền núi), đứng đầu là các tri phủ, tri châu. Dưới cấp phủ, châu là cấp xã.

- Năm 1242, chính quyền địa phương được chia thành 3 cấp. Cao nhất là Lộ, đứng đầu mỗi lộ là An phủ chánh sứ; dưới Lộ là các phủ, châu đứng đầu là các Tri phủ và chuyển vận sứ; dưới Phủ, Châu là các Xã, đứng đầu mỗi xã là Đại, Tiểu tư xã, xã chính.

- Năm 1397, chính quyền địa phương thời nhà Trần được tổ chức: nước chia thành lộ, lộ chia thành phủ, đứng đầu phủ là Trấn phủ sứ, có phó Trấn phủ sứ giúp việc. Phủ chia thành các châu, đứng đầu là Thông Phán, chức phó là Thiêm phán. Châu được chia thành các huyện, đứng đầu huyện là Lệnh úy, có chủ bạ giúp việc. Huyện chia thành xã, đứng đầu xã là xã quan do triều đình bổ nhiệm gọi là xã Chính. Mỗi xã gồm nhiều “giáp”, nhưng cũng như ở triều Lý, giáp không phải là đơn vị chính của làng xã. Các liên xã và các chức quan đi kèm cũng được bãi bỏ. Đặc biệt, ở giai đoạn này nhiều lộ ở gần miền biên giới hay các địa điểm quan trọng đã được họp lại thành “hạt” và các quan văn đứng đầu mỗi hạt là tổng quản hay thái thú, các chức quan này được trao cho quyền hành rất rộng.

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

* Quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:

- Bộ máy chính quyền được hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.

+ Năm 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa. Tổ chức các đơn vị hành chính, cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.

+ Đến thời Minh Mạng, năm 1831 - 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ.

- Về luật pháp: Ban hành bộ luật Gia Long với các quy định chặt chẽ về việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

* Nhận xét:

- Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

- Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.

- Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở mức độ cao.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Tiger II

09/12/2023

Rii HuixiTổ chức bộ máy nhà nước trong các thời kỳ lịch sử Ngô Đinh Tiền Lê, Lý Trần Hồ, Lê sơ và triều đại nhà Nguyễn đã có những đặc điểm và nhận xét riêng.

  1. Thời kỳ Ngô Đinh Tiền Lê (939-1009):
  • Tổ chức bộ máy nhà nước được tổ chức theo hình thức quân chủ, với vua là người có quyền lực tối cao.
  • Vua là trung tâm của quyền lực chính trị, quyết định mọi vấn đề quan trọng và chỉ đạo các hoạt động của quốc gia.
  • Có sự phân chia rõ ràng giữa các cơ quan như triều đình, quan lại, quân đội và dân chúng.
  1. Thời kỳ Lý Trần Hồ (1009-1400):
  • Tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục theo hình thức quân chủ, với vua là người có quyền lực tối cao.
  • Quan lại và quân đội có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách và duy trì ổn định trong quốc gia.
  • Có sự phân chia rõ ràng giữa các cơ quan như triều đình, quan lại, quân đội và dân chúng.
  1. Thời kỳ Lê sơ (1428-1788):
  • Tổ chức bộ máy nhà nước có sự thay đổi đáng kể, từ hình thức quân chủ sang hình thức quốc chủ.
  • Vua vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng quyền lực của các quan lại và quan lại địa phương được tăng cường.
  • Có sự phân chia rõ ràng giữa các cơ quan như triều đình, quan lại, quân đội và dân chúng.
  1. Triều đại nhà Nguyễn (1802-1945):
  • Tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục theo hình thức quốc chủ, với vua là người có quyền lực tối cao.
  • Quyền lực của triều đình và quan lại được tăng cường, trong khi quyền lực của quân đội và dân chúng bị hạn chế.
  • Có sự phân chia rõ ràng giữa các cơ quan như triều đình, quan lại, quân đội và dân chúng.

Nhận xét:

  • Trong các thời kỳ lịch sử này, tổ chức bộ máy nhà nước đều có sự tập trung quyền lực vào vua hoặc triều đình, trong khi quyền lực của dân chúng và quân đội thường bị hạn chế.
  • Các cơ quan nhà nước được phân chia rõ ràng và có vai trò riêng biệt trong việc thực hiện chính sách và duy trì ổn định trong quốc gia.
  • Sự thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước qua các thời kỳ lịch sử phản ánh sự phát triển và thay đổi của xã hội và chính trị trong từng thời kỳ.


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
Timi

09/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Tổ chức bộ máy nhà nước qua các thời kỳ lịch sử Ngô Đinh Tiền Lê, Lý Trần Hồ, Lê sơ và triều đại nhà Nguyễn có những đặc điểm và nhận xét riêng. 1. Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (939-1009): - Tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này được tổ chức theo hình thức quân chủ. - Quyền lực tập trung vào tay vua, với vị trí quan trọng nhất là vị trí của vua. - Vua là người có quyền lực tối cao, đứng đầu cả chính trị và quân sự. - Có sự phân chia rõ ràng giữa các cấp quản lý như triều đình, quan lại, quan lệnh, quan xã, quan tỉnh. - Tuy nhiên, tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này còn khá đơn giản và chưa hoàn thiện. 2. Thời Lý - Trần - Hồ (1009-1400): - Tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này đã được phát triển và hoàn thiện hơn so với thời kỳ trước. - Vẫn duy trì hình thức quân chủ, nhưng có sự phân chia rõ ràng giữa các cấp quản lý. - Vua vẫn là người có quyền lực tối cao, nhưng quyền lực của các quan lại và quan lệnh cũng được tăng cường. - Có sự phân công chức trách rõ ràng, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự và hành chính. - Tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này đã tạo ra sự ổn định và phát triển cho đất nước. 3. Thời Lê sơ (1428-1527): - Tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này có sự thay đổi đáng kể so với các thời kỳ trước. - Hình thức quân chủ vẫn được duy trì, nhưng quyền lực của vua đã bị hạn chế bởi các quan lại và quan lệnh. - Có sự phân chia rõ ràng giữa các cấp quản lý, với sự xuất hiện của các quận, huyện, xã. - Tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này đã tạo ra sự ổn định và phát triển cho đất nước, đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh và xung đột trong nội bộ triều đình. 4. Triều đại nhà Nguyễn (1802-1945): - Tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này có sự thay đổi lớn so với các thời kỳ trước. - Hình thức quân chủ vẫn được duy trì, nhưng quyền lực của vua đã bị hạn chế bởi các quan lại và quan lệnh. - Có sự phân chia rõ ràng giữa các cấp quản lý, với sự xuất hiện của các tỉnh, huyện, xã. - Tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này đã tạo ra sự ổn định và phát triển cho đất nước, đồng thời cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức từ các thế lực ngoại vi. Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước qua các thời kỳ lịch sử Ngô Đinh Tiền Lê, Lý Trần Hồ, Lê sơ và triều đại nhà Nguyễn đã có sự phát triển và hoàn thiện theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế và vấn đề cần được cải thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý và phát triển của đất nước.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Rii Huixi

Tổ chức bộ máy nhà nước trong các thời kỳ lịch sử Ngô Đinh Tiền Lê, Lý Trần Hồ, Lê sơ và triều đại nhà Nguyễn có những đặc điểm và nhận xét riêng. Dưới đây là một trình bày tổng quan về từng thời kỳ và nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước trong mỗi giai đoạn:

  1. Thời kỳ Ngô Đinh Tiền Lê (939-1009):
  • Tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này được xây dựng dựa trên cơ sở của triều đại Trung Quốc.
  • Vua là người có quyền lực tối cao, đứng đầu bộ máy nhà nước và có quyền chỉ đạo các hoạt động chính trị, quân sự và kinh tế.
  • Cấp bậc quan lại được thiết lập để quản lý các công việc trong bộ máy nhà nước.
  • Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này đã tạo ra sự ổn định và sự kiểm soát tương đối, tuy nhiên, hệ thống này cũng gắn liền với sự độc tài và thiếu sự tham gia của dân chúng.
  1. Thời kỳ Lý Trần Hồ (1010-1400):
  • Tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này tiếp tục phát triển và hoàn thiện từ thời kỳ Ngô Đinh Tiền Lê.
  • Vua vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng quyền lực được phân chia rõ ràng hơn giữa các cấp bậc quan lại.
  • Hệ thống quan lại được xây dựng chặt chẽ và có quy định rõ ràng về nhiệm vụ và trách nhiệm.
  • Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này đã tạo ra sự ổn định và hiệu quả hơn, đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa và kinh tế.
  1. Thời kỳ Lê sơ (1428-1788):
  • Tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này có sự thay đổi đáng kể so với các thời kỳ trước đó.
  • Vua vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng quyền lực của các quan lại được giới hạn hơn.
  • Hệ thống quan lại được tái cơ cấu và các vị trí quan lại được phân công dựa trên năng lực và đạo đức.
  • Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này đã có sự cải thiện về tính chuyên nghiệp và công bằng, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế về quyền lực tập trung.
  1. Triều đại nhà Nguyễn (1802-1945):
  • Tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ này có sự tập trung quyền lực vào tay triều đình nhà Nguyễn.
  • Hệ thống quan lại được xây dựng theo mô


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi