11/12/2023
14/12/2023
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Cái đẹp có sức mạnh cảm hoá con người.
2. Thân bài
a. Tình huống cho chữ "chưa từng có":
* Địa điểm cho chữ đặc biệt:
- Thông thường người ta cho chữ và xin chữ ở những nơi sạch sẽ, yên tĩnh, tôn nghiêm, trang trọng.
- Cảnh cho chữ và xin chữ trong tác phẩm diễn ra ở nhà tù tối tăm, bẩn thỉu, xưa nay chỉ tồn tại cái xấu và cái ác.
* Thời điểm cho chữ đặc biệt:
- Thông thường người ta cho chữ khi tâm trạng thoải mái, thư thái, thanh thản, tâm tĩnh.
- Thời điểm cho chữ ở tác phẩm là đêm trước khi Huấn Cao đi chịu án tử hình, dành trọn những phút cuối đời để tặng lại cái đẹp cho đời, cho tấm lòng ở đời -> đặc biệt.
* Vị thế của người cho chữ và xin chữ đặc biệt:
- Người cho chữ là người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp lại ở vị thế của tử tù; vốn là đối tượng cần được giáo dục, cảm hóa lại ban phát những lời khuyên chí tình cho quản ngục.
- Người xin chữ ở vị thế quản ngục, cai quản tử tù, tiếp nhận, bái lĩnh những lời khuyên của tử tù.
> Vị thế trên bình diện xã hội khác, trên bình diện nghệ thuật lại khác.
b. Cảnh tượng "chưa từng có":
* Thủ pháp đối lập tương phản để dựng lên song hành:
- Cảnh nhà giam:
+ Cảnh tượng: tối tăm, bẩn thỉu, hôi hám.
+ Con người: quản ngục, thơ lại; tử tù.
- Cảnh cho chữ:
+ Cảnh tượng: đuốc sáng rực, vuông lụa tắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ, mùi mực thơm.
+ Con người: liên tài, nghệ sĩ.
-> Miêu tả rõ hơn sự sinh thành của cái đẹp.
=> Truyền tải thông điệp: niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, của cái thiện.
c. Sự cảm hóa chưa từng có:
- Bắt đầu từ lời khuyên của Huấn Cao: thiên lương
- Viên quản ngục đáp trả bằng những hành động, cử chỉ khiến ta cảm động: bái lĩnh đón nhận, vái người tử tù một cái...
d. Ý nghĩa:
- Tỏa sáng vẻ đẹp của các nhân vật.
- Làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm.
- Thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn.
Phân tích sức mạnh của thiên lương:
+Tất cả sự lạ lùng trên là do sức mạnh của thiên lương đã làm thay đổi tất cả:
+Ông Huấn Cao là người thiên lương: ngay thẳng chính trực, trọng nghĩa khinh lợi. Ông là người kiêu bạc, khinh thường cường quyền, nhận biết tấm lòng của viên quản ngục và cho chữ.
+Viên quản ngục cũng là người có thiên lương: biệt nhỡn liên tài, bất chấp hiểm nguy để đối đãi đặc biệt với Huấn Cao và các tử tù.
-Ý nghĩa cảnh cho chữ:
+Cái đẹp, sự thiên lương luôn chiến thắng cái ác...
+Nghệ thuật và sự thiên lương luôn bất tử.
Nghệ thuật:
-Xây dựng tình huống đầy kịch tính
-Nghệ thuật tương phản đối lập
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận.
11/12/2023
1. Mở bài:
- Giới thiệu được tác giả tác phẩm của truyện.
- Qua tác phẩm ta khẳng định được: “Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người”.
2. Thân bài:
- Giải thích nhận định: “Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người”.
- Chứng minh qua cảnh Nguyễn Tuân cho chữ Viên cai ngục.
- Qua đó ta thấy được vẻ đẹp của Nguyễn Tuân khi đứng trước thời đại thối nát xưa.
- Vẻ đẹp của Viên cai ngục khi không bị cái xấu làm lu mờ.
3. Kết bài:
- Tổng kết giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
- Thông điệp từ trong tác phẩm nghệ thuật còn ở lại trong xã hội hiện nay.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời