26/12/2023
26/12/2023
Câu 1: Thể thơ lục bát
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản : Hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả và tình cảm của người con đối với mẹ của mình.
Câu 3:
Những từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong đoạn thơ là:
+ Bầm ra ruộng cấy bầm run.
+ Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.
+ Mưa phùn ướt áo tứ thân.
→ Nhấn mạnh vào sự vất vả và sự tần tảo của người mẹ. Đây chính là hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữa thời xưa.
Câu 4: Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ: Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! có tác dụng nhấn mạnh vào nỗi nhớ thương của con trai giành cho người mẹ. Tình yêu thương ấy là vô tận, không bao giờ cân, đo, đong, đếm, được.
Câu 5:
- Chép lại những câu thơ có sử dụng dấu 3 chấm :
+ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
+ Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con…
- Ý nghĩa của dấu 3 chấm :
+ thể hiện cảm xúc nghẹn ngào không nói thành lời của tác giả.
+ Gợi lên những tình cảm, cảm xúc chân thật và ý nghĩa của người con
+ Tạo nên một mạch liên kết về tất cả những cảm xúc trong toàn bài thơ
+ Thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi và sự biết ơn, yêu quý của người con dành cho mẹ
Câu 6: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 7: Từ bài thơ em rút ra được tình cảm yêu thương, biết ơn và trân trọng đối với mẹ - người đã hi sinh cả cuộc đời cho con.
Câu 8:
Tình mẫu tử là thứ tình cảm cao đẹp và thiêng liêng nhất đối với con người. Mẹ là người luôn luôn yêu thương, dành cho chúng ta những tình cảm lớn lao mà không gì có thể so sánh được. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, đã vất vả để nuôi dưỡng chúng ta lớn lên. Để đáp lại tình yêu đó chúng ta cần phải yêu thương, kính trọng mẹ. Quan tâm chăm sóc những khi mẹ cần và hãy luôn nhớ rằng " Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con".
26/12/2023
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.
Câu 2: Nội dung chính của văn bản là sự tình cảm thương yêu, tình mẫu tử sâu sắc giữa người con chiến sĩ và người mẹ ở quê nhà.
Câu 3: Các từ ngữ chỉ nỗi vất vả gian truân của người mẹ trong đoạn thơ là "rét", "gió núi", "lâm thâm mưa phùn", "chân lội dưới bùn", "tay cấy mạ non", "ruột gan lại thương con".
Câu 4: Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ để tạo hình ảnh sinh động và diễn tả sự vất vả, khó khăn của người mẹ. Nó giúp tăng cường hiệu ứng trực quan và cảm xúc cho độc giả.
Câu 5: Những câu thơ có sử dụng dấu 3 chấm là "Bầm ơi có rét không bầm…", "Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!". Dấu 3 chấm thể hiện sự ngập tràn cảm xúc, sự tiếc nuối và nỗi nhớ thương.
Câu 6: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con chiến sĩ.
Câu 7: Từ bài thơ, ta rút ra được tình cảm yêu thương, biết ơn và tôn trọng đối với người mẹ, cùng với sự cam kết và trách nhiệm của người con chiến sĩ đối với quê hương và gia đình.
Câu 8: Tình mẫu tử trong bài thơ được thể hiện qua sự thương yêu, sự quan tâm và sự hy sinh của người con chiến sĩ đối với người mẹ. Người con không chỉ biết ơn mà còn cam kết và trách nhiệm với gia đình và quê hương. Tình mẫu tử là một tình cảm cao quý và không thể đo lường bằng bất kỳ thứ gì.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời