30/12/2023
30/12/2023
31/12/2023
"Tao muốn làm người lương thiện
Không được ! Ai cho tao lương thiện ?..."
Đó là lời thoại day dứt mãi ở cuối tác phẩm “Chí Phèo”, của một tâm hồn đau đớn trong giây phút bế tắc cuối đời của anh Chí mà người đọc nhớ mãi. Đã hơn một lần, Nam Cao viết về những mối tình của những kẻ bị cả xã hội miệt thị, lăng nhục độc ác. Hơn một lần, con người tri thức “trung thực vô ngần” ấy xót thương cho số mệnh của những kẻ cùng đường,bị cả xã hội cự tuyệt, ruồng bỏ để rồi luôn mang trong mình nỗi hận, hận cuộc đời, hận thế gian…Hình như đâu đây vẫn còn văng vẳng tiếng thét đau thương của một con người quằn quại, vật lộn với cái chết trước ranh giới mong manh của cõi thiện và ác - Chí Phèo. Qua nhân vật và câu chuyện, người đọc sẽ có cơ hội chiêm nghiệm và suy nghĩ sâu sắc hớn về tác động tiêu cực của định kiến xã hội.
Định kiến xã hội có thể hiểu đơn giản là những suy nghĩ, áp đặt của một cá nhân hay cộng đồng nào đó lên một người hay nhiều người khác. Những định kiến ấy thường theo hướng tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến người khác. Đáng sợ nhất, không phải là những định kiến ấy mà là chính bản thân mỗi chúng ta đang rơi mình vào những lời định kiến mà trở nên sợ sệt, bế tắc,…
Trong đời sống hiện nay, với guồng quay của xã hội ngày một nhanh chóng, ai cũng cố gắng để phát triển và phát huy năng lực của mình. Tuy nhiên, chính bởi vì những định kiến xã hội vô hình mà đã ảnh hưởng đến sự tự tin và cố gắng của họ. Khi bị đám đông đưa ra những ý kiến, những lời phán xét thì còn người có khuynh hướng sợ hãi và muốn thay đổi chính mình để đúng theo những khuôn mẫu mà xã hội đặt ra, dần dần như vậy chính con người đã đánh mất đi sự độc nhất, đánh mất đi chính bản thân mình. Những định kiến xã hội còn khiến cho mỗi người suy nghĩ về nó, lâu dần còn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và xúc phạm đến danh dự của người bị áp đặt.
Trong mỗi cá nhân đều tồn tại rất nhiều nỗi sợ cũng như khi ta muốn làm một việc gì đó, nhưng ta lại sợ người khác nói gì về mình, điều quan trọng là con người có đủ dũng khí để vượt qua những sợ hãi đó hãy không? Khi lắng nghe những lời định kiến ấy, con người sẽ trở nên sợ sệt và điều đó dẫn tới sự chùn bước, trở nên dè dặt và thiếu tự tin. Giống như khi bạn muốn mặc một chiếc áo có phần sặc sỡ, vì bản thân bạn muốn như thế. Nhưng mọi người lại bảo rằng chiếc áo đó không hề đẹp và nó cũng không phù hợp với bạn. Vậy bạn có tiếp tục mặc chiếc đó hay không? Hãy bạn sẽ trở nên sợ hãi và thiếu tự tin khi mặc chiếc áo ấy? Chiếc áo là do chính bạn mặc và nó có phù hợp hay không là do chính bạn quyết định. Đừng lắng nghe theo những định kiến xã hội mà trở nên sợ hãi hay thiếu đi tự tin.
Cuộc gặp gỡ với Thị Nở chính là định mệnh của Chí Phèo, cuộc gặp gỡ đầy nhân văn ấy dường như đã đánh thức trong tâm hồn Chí Phèo một phần nào đó lâu nay vẫn ngủ quên, vẫn bị nhấn chìm bởi men rượu, bởi những tiếng chửi rủa chán chường. Lúc này người ta mới nghĩ lại, mới nhớ lại rằng, Chí Phèo của trước kia cũng hiền lành, chăm chỉ như bao người nông dân khác, thế nhưng cái xã hội phong kiến thối nát, với những con người quan quyền cậy thế, chỉ vì chút ghen tuông dở hơi mà đẩy một chàng trai hiền lành vào chốn ngục tù khổ sở. Có lẽ cuộc đời của Chí Phèo đã thực sự thay đổi và thậm chí có được hạnh phúc với Thị Nở, nếu như thị chẳng dở hơi mà có suy nghĩ "Hay mình dừng yêu để hỏi cô đã", thế rồi bi kịch của Chí Phèo lại tiếp diễn. Tiếp diễn bởi chính cái định kiến cay nghiệt mà người đời đã dành cho hắn. Con đường trở về với lương thiện, cái khát khao muốn được hòa vào cuộc sống, được sống như con người đã bị chặn đứng lại bởi những lời chua chát, xuất phát từ bà cô của Thị Nở, kẻ đại diện cho thái độ, định kiến của xã hội, cho cả làng Vũ Đại với Chí Phèo. Bà cô già, lại còn ế chỏng chơ của Thị Nở, trước thiết nghĩ bà ta cũng chẳng thương yêu gì cô cháu dở hơi của mình, mà có lẽ bà tự thấy "tủi cho thân bà. Bà nghĩ đến cái đời dài dằng dặc của bà, không có chồng. Bà chua xót lắm. Bà uất ức, uất ức với ai không biết". Cái uất ức, cái ích kỷ yếu hèn của con người khiến bà ta đổ hết lên đầu cháu mình, toan phá tan cái hạnh phúc chớm nở của cô cháu, bà ta cần gì biết cháu lấy ai, nhưng với sẵn cái định kiến khốn nạn về một thằng Chí Phèo không cha, một thằng chuyên rạch mặt ăn vạ, bà ta cứ luôn mồm mà xả không thương tiếc. Những câu nói tuy không phải là dao nhưng cắt vào lòng người những vết sâu hoắm, ấy là lưỡi dao định kiến tàn nhẫn của xã hội phong kiến đương thời. Một khi nó đã mặc định điều gì, thì kẻ đó chỉ có thể chịu chết bị đóng đinh với cái định kiến đó đời đời kiếp kiếp, bị người ta xa lánh, người ta sợ hãi hay gì đó mà cứ chấp nhất nhất tin vào cái xấu chứ chẳng bao giờ tin vào điều kỳ diệu của tạo hóa, chẳng tin vào sự thức tỉnh lương tri của Chí Phèo.
Không những vậy, những định kiến xã hội còn ảnh hưởng đến cộng đồng to lớn. Mỗi cá nhân như một tế bào sinh dưỡng của cơ thể, đi nuôi toàn bộ cộng đồng trở nên lớn mạnh. Khi cá nhân không tốt thì cộng đồng ấy cũng không phát triển được. Những định kiến xã hội còn khiến cho tư duy của người dân bị hạn hẹp, họ cứ mãi tuân theo những suy nghĩ lạc hậu và lỗi thời, như vậy thì xã hội sẽ mãi dậm chân tại chỗ mà không thể trở nên phát triển vững bền.
Vì vậy, hãy nhận thức được rằng định kiến xã hội có những ảnh hưởng xấu và vô cùng tiêu cực đến với con người. Đừng bao giờ đưa ra những lời định kiến xã hội cho bất kì ai và cũng đừng để bản thân mình vì lắng nghe những lời định kiến mà đánh mất đi bản thân. Những định kiến xã hội ấy chỉ mất đi khi mỗi cá nhân cùng chung tay nâng cao ý thức cho cộng đồng, cùng nhau hỗ trợ và giúp đỡ xây dựng một xã hội tươi đẹp hơn.
30/12/2023
Tình yêu thương là một trong những đề tài mà có lẽ dù có đo đếm hết chiều dài của thời gian người ta cũng không thể khai thác được cho đến cùng kiệt. Trong văn chương, tình yêu thương là đề tài nhận được rất nhiều tình cảm của các tác giả qua nhiều giai đoạn. Và Nam Cao cũng là một trong những tên tuổi hướng ngòi bút của mình vào tình yêu. Trong truyện ngắn Chí Phèo ông không lý tưởng hóa tình yêu bằng sự lãng mạn, thơ mộng và thi vị mà ông đã tập trung ngòi bút vào miêu tả tình yêu chân thực, ca ngợi sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người.
Hình ảnh "bát cháo hành" mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm gắn liền với mối tình "đôi lứa xứng đôi" Chí Phèo - thị Nở. Trước khi gặp Thị, Chí Phèo từng là một người nông dân lương thiện, hiền lành như cục đất. Con người ấy dù có một tuổi thơ bất hạnh, bị chuyền tay như một món hàng nhưng vẫn giữ trọn được những vẻ đẹp tâm hồn cao quý, thiêng liêng của một đời lương thiện, biết phải trái biết đúng sai, biết tự trọng. Nhưng bàn tay đen tối của bọn cường hào phong kiến nói chung, đại diện là Bá Kiến nói riêng và cái nhà tù thực dân không cho con người ấy sống cuộc đời lương thiện. Chúng hùa với nhau, tước đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện, để biến anh Chí trở thành thằng Chí Phèo, biến anh canh điền hiền lành, chăm chỉ trở thành kẻ lưu manh có mối một nghề là rạch mặt ăn vạ. Chẳng ai cho Chí một chút quan tâm, không ai coi hắn là người. Để từ đó, Chí Phèo trượt dài trên con dốc tha hóa xuống đáy vực của nó và trở thành "con quỷ dữ của làng Vũ Đại".
Thế nhưng, phía cuối đường hầm vẫn còn một chút ánh sáng le lói để Chí hy vọng. Trong cái làng Vũ Đại ấy vẫn còn một người dám nhìn đến Chí, không sợ Chí Phèo và luôn đi qua vườn nhà hắn để lấy nước. Đó là một người đàn bà khốn khổ, khổ đau và phải chịu nhiều thiệt thòi - thị Nớ. Chao ôi! Sao nhà văn Nam Cao lại dùng những lời văn lạnh lùng đến tàn nhẫn, mỉa mai để tả người đàn bà khốn khổ ấy? Người đàn bà đã mang một dung nhan "xấu ma chê quỷ hờn", lại còn dở hơi "ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích", mà thị lại còn nghèo nếu trái lại thì ít nhất sẽ có một người đàn ông khổ sở. Họ gặp nhau trong một đêm gió mát rười rượi với ánh trăng ở vườn chuối cạnh bờ sông. Những tàu lá chuối bị gió bay lại "giãy lên đành đạch như là hứng tình". Khung cảnh lãng mạn đang tác thành cho họ. Chí Phèo uống rượu ở nhà Tự Lãng đã say từ nửa đường; thị Nở đi kín nước cũng hớ hênh tựa vào gốc chuối ngủ trong cái gió mát như quạt hầu. Hai con người dị dạng, hai số phận trớ trêu đã trải qua một đêm tình lãng mạn đúng kiểu "Chí Phèo - thị Nở. Nhưng Nam Cao dựng lên mối tình "người - ngợm" này không phải để câu khách rẻ tiền mà làm tỏa sáng tình người, tình yêu thương và sự săn sóc ấm áp của một người đàn bà xấu xí ngoại hình nhưng lại có một tấm lòng vàng.
Đêm tình ấy đã khiến thị Nở xao xuyến và suy nghĩ nhiều, đặc biệt về Chí Phèo, về trận ốm của Chí. Thị về nhà sau cuộc tình, sau khi diu Chí Phèo vào nhà và trằn trọc không sao ngủ được. Thị nghĩ "thổ trận ấy thật là phải biết, cứ gọi là hôm nay nhọc nhử". Và thị nghĩ phải cho hắn ăn một tí gì mới được. Vì thế, Thị đã đem cho Chí nồi cháo hành còn nóng hổi để hắn ăn cho khỏi ốm. Hơn cả một chi tiết nghệ thuật, bát cháo hành của thị Nở đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật trong văn học hiện đại Việt Nam. Đặt trong quãng đời dài dặc tràn đầy bi kịch, trong hoàn cảnh dưới đáy xã hội hiện tại của Chí, bát cháo ấy là tình người hiếm hoi mà Chí nhận được. Đó chính là hạnh phúc tình yêu muộn màng, quý giá vô vàn mà lần đầu tiên trong đời hắn được cảm nhận. Bát cháo hành nóng hổi cùng những cử chỉ, lời nói thô vụng của thị Nở đã đánh thức phần "Người" lương thiện bị vùi lấp lâu nay trong Chí. Không ngờ được con người mới hôm qua còn đi đốt nhà, bắt vạ, rạch mặt ăn vạ, hôm nay lại có thể tỉnh táo nhận ra nhịp sống thường ngày. Hắn có thể khóc, có thể sống dậy những cảm xúc đã bị tê dại bấy lâu nay, có thể yêu và khát khao được trở lại cuộc sống lương thiện. Đáng nói hơn, đánh thức Chí không phải là sức mạnh của quyền lực từ bá Kiến, cũng không phải sức mạnh được mang đến từ những người dân làng Vũ Đại mà đó lại là lòng yêu thương ngây thơ, thuần phác trong con người Thị Nở.
Lòng yêu thương con người với nhau thật giản dị hiện diện mọi ngày, mọi nơi, mọi thời điểm nhưng chúng lại có những sức mạnh phi thường. Đó là tình cảm gia đình, tình yêu thương của ông bà cha mẹ dành cho con cái, lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Những người hàng xóm láng giềng luôn giúp đõ̃ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Thầy cô luôn cố gắng dành trọn vẹn kiến thức mình có cho học sinh, luôn đồng cảm giúp đõ̃ các em khi vấp ngã. Ngày nay, tuy đã hòa bình nhưng đất nước ta vẫn phải chịu đựng thiên tai hoành hành, lòng yêu thương ấy lại được thể hiện qua nhứng cuộc từ thiện từ chiếc quần áo, sách vở hay gói đồ ăn... Chỉ cần có lòng yêu thương, quan tâm, sẻ chia, giúp đõ lẫn nhau, mọi chuyện đều có thể vượt qua được.
Ngày nay, trong xã hội hiện đại tình yêu thương lại càng thêm quý trọng, nhất là khi con người đang phải chịu nhiều áp lực từ công việc, của cơm áo gạo tiền. Cùng với đó là sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì lại càng cần đến sự yêu thương, nó như một sợi dây để gắn kết lại với nhau để con người trở nên gần gũi, gắn bó với nhau hơn, thể hiện sự đồng cảm chia sẻ, không ngại hy sinh để giúp đỡ lẫn nhau. Nó cũng sẽ mang đến cho con người sức mạnh, ý chí to lớn để vượt qua mọi nghịch cảnh, khó khăn, thử thách trong cuộc sống, giúp ta bù đắp, rèn luyện, tu dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, đặc biệt được mọi người ngưỡng mộ, quý trọng, yêu mến. Từ đó có thể giúp xã hội tốt đẹp, văn minh tiến bộ hơn, tình yêu thương chính là cội nguồn cứu vớt con người khỏi những bất hạnh trong cuộc sống.
Hiểu được rõ ý nghĩ và giá trị của lòng thương con người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải trau dồi tinh thần ấy. Hãy luôn yêu thương con người nhiều hơn, bởi khi ta cho đi tình cảm yêu thương bao nhiêu thì chính bản thân ta sẽ nhận lại được bấy nhiêu. Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận được mở ra vì con người, vì nhân quyền tất cả đều xuất phát từ lợi ích của mọi người, vì tình yêu thương giữa con người với nhau.
Hãy biết yêu quý bản thân chúng ta một cách đúng đắn, rồi yêu thương con người khác, cùng chung tay giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thật tuyệt vời biết bao vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi ngày, bản thân chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẽ cho cuộc sống của chính mình. Cuộc sống sẽ thật tươi đẹp biết bao nhiêu khi có tình thương.
30/12/2023
Truyện "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao là một tác phẩm văn học kinh điển của văn học Việt Nam, nó đã tạo nên sự tiếng vang và công nhận rộng rãi từ người đọc. Truyện này có thể được coi như một tác phẩm tình huống, nó tập trung vào việc phê phán xã hội, giọng văn mỉa mai của tác giả và cái nhìn sắc bén vào các hoàn cảnh người dân đời thường.
Một trong những yếu tố quan trọng được khai thác trong truyện "Chí Phèo" là tác hại của định kiến xã hội đối với con người. Từ câu chuyện của Chí Phèo, chúng ta thấy rõ rằng sự định kiến, sự phân biệt và sự cô lập xã hội có thể gieo rắc những hậu quả không tưởng lên tâm trí và cuộc sống của một con người.
Đầu tiên, định kiến xã hội gây ra sự cô lập và bất bình đẳng xã hội. Chí Phèo - nhân vật chính của truyện, là một người đa tình, tốt bụng và thương yêu, nhưng anh bị xã hội cấm đoán và coi như một kẻ không đáng tin cậy. Ông ta bị xa lánh và bị kết án song song với tình yêu bất chấp của mình, điều này đã gây ra cảm giác cô đơn và nhục nhã không cần thiết. Truyện cho thấy rằng việc áp đặt giới hạn và gắn nhãn xã hội trên con người là một hình thức bi kịch xã hội.
Thứ hai, định kiến xã hội gây ra sự tự ti và tuyệt vọng. Chí Phèo, sau khi bị xa lánh và bị coi thường, trở nên ngược đãi bản thân mình và mất đi lòng tự trọng. Ông ta trở thành một con người mất niềm tin vào bản thân, không có khát vọng và không tự tin. Truyện cho thấy rằng định kiến xã hội có thể khiến người ta mất đi niềm tin vào bản thân và bị xáo trộn tinh thần.
Cuối cùng, định kiến xã hội gây ra sự kì thị và bất công đối xử. Chí Phèo là một ví dụ minh chứng cho sự kì thị và bất công xã hội. Dù ông ta có tấm lòng lương thiện và sẵn sàng giúp đỡ người khác, xã hội vẫn đánh giá ông ta dựa trên ngoại hình và địa vị xã hội mà ông ta phải sống. Điều này gây ra sự kì thị và bất công, khiến Chí Phèo không được công nhận và tạo điều kiện cho anh thực hiện tiềm năng của mình.
Từ truyện "Chí Phèo", chúng ta thấy rằng định kiến xã hội có thể có những tác động tiêu cực đáng kinh ngạc lên con người. Nó gieo rắc những hậu quả như cô lập, bất bình đẳng, tự ti, tuyệt vọng, kì thị và bất công, không chỉ gây tổn thương tâm lý mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tiềm năng của một cá nhân.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời