02/01/2024
02/01/2024
02/01/2024
Trong cuộc sống, biết tự tin vào bản thân là một điều tốt và cần phát huy. Tuy nhiên, có một vài người lại biến sự tự tin ấy trở thành sự tự cao, kiêu ngạo làm ảnh hướng tiêu cực đến bản thân cũng như những người xung quanh. Có lẽ vì vậy mà người xưa có câu: “Có 3 điều làm hỏng một con người là: Rượu, sự kiêu ngạo và sự giận dữ”.
Tự cao, kiêu ngạo là từ dùng để ám chỉ những người tự tin một cách thái quá vào bản thân, luôn coi mình là nhất mà không coi người khác ra gì.
Kiêu ngạo, tự cao được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau trong cuộc sống. Điển hình như có những người luôn cho mình là nhất, thứ gì của mình cũng là số một mà không ai có được, không ai sánh bằng. Họ luôn bảo thủ bảo vệ những ý kiến của bản thân, luôn cho chúng là đúng mà không quan tâm đến ý kiến của những người xung quanh. Có những người lại thể hiện sự kiêu ngạo của bản thân bằng cách coi thường, thậm chí thù ghét tất cả những thứ thấp kém hơn mình về địa vị, tiền bạc… Một vài người thể hiện sự tự cao, kiêu ngạo ở chỗ thích những thứ hào quang hư ảo, ưa nịnh bợ, tâng bốc.
Trong thực tế cuộc sống ta cũng có thể bắt gặp những trường hợp như vậy. Ví dụ như một vài người giàu có, đã quen sống trong cuộc sống nhung lụa, họ nhìn thấy những người nghèo khổ bằng thái độ khinh khỉnh, thậm chí có phần “e sợ” sự “nghèo khổ, hôi hám” kia sẽ làm vấy bẩn lên sự sang trọng của họ. Hoặc ngay trong trường học, có những học sinh học rất giỏi nhưng họ lại luôn tự phụ, coi thường những bạn khác trong lớp…
Kiêu ngạo, tự cao như một chất axit ăn mòn nhân cách và huỷ hoại cuộc sống của con người. Bởi sự kiêu ngạo, thói tự cao sẽ kéo theo những đức tính xấu khác như sự ích kỉ, bảo thủ. Chính vì luôn cho mình là đúng, luôn cho những thứ của mình là tốt nhất nên con người thường không muốn san sẻ những điều mình có cho bất cứ một ai khác. Bên cạnh đó, có thể thấy những người kiêu ngạo, tự cao lại chính là những người cô đơn, cô độc nhất. Vì chính thói tự cao, kiêu ngạo đã khiến những người xung quanh mất đi thiện cảm hay đúng hơn là chính những người đó đang tự tách bản thân mình ra khỏi khối cộng đồng chung. Mặt khác, thói tự cao, kiêu ngạo cũng dẫn đến những hậu quả khó lường trong cuộc sống. Cứ tự huyễn hoặc vào khả năng của bản thân mà không cần tới sự góp ý và giúp đỡ của người khác, khi gặp phải những khó khan lại trở tay không kịp rồi trở thành kẻ thất bại. Hay đánh giá thấp người khác mà coi thường khả năng của họ để rồi nhận kết cục là kẻ bại trận. Chắc chúng ta vẫn còn nhớ những câu chuyện của tuổi thơ dạy chúng ta những bài học về sự kiêu ngạo, tự cao như: “Rùa và Thỏ”, “Voi và Kiến”,… Vì tự đắc vào khả năng của bản thân mà Thỏ trở thành kẻ bại trận trong cuộc đua tốc độ tưởng chừng như sẽ thắng mười mươi để rồi trở thành trò cười cho cả khu rừng. Hay chú voi to lớn, lực lưỡng vì tự mãn, coi thường người yếu thế mà trở thành kẻ thua cuộc trước chú kiến bé nhỏ….
Tuy nhiên, “căn bệnh” tự cao, kiêu ngạo không phải không có cách chữa trị. Bản thân mỗi con người hãy học cách sống chậm lại, suy nghĩ sâu sắc và nhìn nhận mọi thứ rộng hơn. Phải tự biết khả năng của bản thân tới đâu, khuyết điểm của mình là gì mà tiếp tục phát huy hay dần dần khắc phục. Phải biết cách nỗ lực, rèn luyện để không ngừng hoàn thiện bản thân. Bởi “núi này cao còn núi khác cao hơn”. Phải biết phần đấu tới những điều tốt đẹp, biết san sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Bởi “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình” (Nam Cao).
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta phải biết không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về những gì bản thân mình gây dựng. Tuy nhiên, đừng để niềm tự hào đó trở nên thái quá, để tự biến mình thành những kẻ kiêu ngạo, tự cao và rỗng tuếch. Đừng để bản thân mình trở thành những con “ếch ngồi đáy giếng.”
02/01/2024
muahahha Thói kiêu ngạo và sự thích chơi trội của một số thanh niên hiện nay đang trở thành một vấn đề đáng chú ý trong xã hội. Đây không chỉ là một tình trạng cá nhân mà còn là một đặc điểm xã hội tiêu biểu, tác động đến tinh thần cộng đồng và góp phần tạo nên một môi trường giao tiếp không lành mạnh. Trong khi môi trường xã hội đang yêu cầu sự tôn trọng, sự chia sẻ và sự hiểu biết, thì thái độ kiêu ngạo này đang làm giảm đi những giá trị quan trọng đó.
Trước hết, thái độ kiêu ngạo và thích chơi trội thường phản ánh sự thiếu kiên nhẫn và lòng tự trọng của các thanh niên. Việc muốn tỏ ra nổi bật và ưu việt có thể là dấu hiệu của sự thiếu tự tin ẩn sau lớp vỏ kiêu ngạo đó. Thay vì tìm kiếm sự thừa nhận từ người khác, chúng ta nên học cách tôn trọng bản thân và người khác, đồng thời hiểu rõ về giá trị cá nhân mà mình mang lại.
Thứ hai, thái độ kiêu ngạo có thể tạo ra một khoảng cách xã hội giữa các cá nhân. Trong một xã hội đa dạng như ngày nay, sự hiểu biết và tôn trọng đối với sự đa dạng về mặt văn hóa, địa lý và đặc điểm cá nhân là quan trọng. Thái độ kiêu ngạo thường đi kèm với sự đánh giá cao về bản thân và sự đánh giá thấp về người khác, làm mất đi cơ hội xây dựng mối quan hệ tích cực và lành mạnh.
Cuối cùng, thái độ kiêu ngạo cũng có thể gây hậu quả xấu cho sự phát triển cá nhân. Việc không chấp nhận sự phê phán và không sẵn lòng học hỏi từ người khác có thể làm trì trệ sự tiến bộ và phát triển cá nhân. Sự yêu cầu hoàn hảo và sự kiêu ngạo có thể tạo ra áp lực tâm lý không cần thiết, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe tâm lý.
Tóm lại, thái độ kiêu ngạo và thích chơi trội của một số thanh niên hiện nay không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là vấn đề xã hội. Chúng ta cần xem xét và thấu hiểu nguyên nhân đằng sau những thái độ này để có thể đề xuất những giải pháp hợp lý, nhằm xây dựng một xã hội văn minh, tôn trọng và đoàn kết.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
6 giờ trước
Top thành viên trả lời