08/01/2024
08/01/2024
08/01/2024
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày đặc trưng cơ bản của lãnh địa phong kiến thời trung đại ở Châu Âu.
Lãnh địa phong kiến là vùng đất đai rộng lớn mà các Lãnh chúa chiếm làm của riêng, như một vương quốc nhỏ.
- Đặc điểm: Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.
- Về đời sống : lãnh chúa có nhiều quyền như vua , sống đầy đủ xa hoa ; nông nô phụ thuộc , khổ cực, đói nghèo.
- Về kinh tế : tự sản xuất, tự cấp, tự túc , tự tiêu thụ ,trong đó thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp. chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán.
Câu 2. (1,5 điểm)
a/ (1điểm) Em có nhận xét gì về những thành tựu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX?
2. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX
- Tư tưởng - tôn giáo
+Nho giáo: hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.
+Phật giáo: phát triển và thịnh hành nhất dưới thời Đường, nhiều chùa chiền, tượng phật được xây dựng.
- Sử học, văn học
+Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực sử, Tứ khố toàn thư,…
+Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Thể thơ nổi tiếng nhất đó chính là thơ “Đường luật”.
+Tiểu thuyết chương hồi: Thủy hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),…
- Kiến trúc, điêu khắc
+Nhiều cung điện cổ kính như Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.
+Nhiều bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,…
- Khoa học kĩ thuật
+Tứ đại phát minh: thuốc súng, kỹ thuật in, la bàn và giấy.
+Các ngành khoa học khác: Cửu chương toán thuật, phép tính lịch, thuật phẫu thuật và châm cứu trong y học.
b/ (0,5điểm) Một trong số thành tựu văn hóa đó có ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Việt Nam?
- Ảnh hưởng về văn hoá, chữ viết, khoa học kĩ thuật, tôn giáo
+ Tôn giáo (Nho giáo): ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.
Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử.
Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…
+ Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
+ Văn học- nghệ thuật: Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc.
Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân.
+ Ngoài ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời