11/01/2024
11/01/2024
Trong lịch sử văn học Việt Nam hẳn ta rất quen thuộc với những cái tên như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du,…nhưng ít ai biết đến Đỗ Cận. Văn chương của ông tuy không phong phú nhưng lại để lại cho hậu thế những giá trị quý giá và Xuân Yến chính là một thi phẩm như vậy.
Ở hai câu đầu, ta thấy được nét đẹp của thiên nhiên và cảnh vật xưa:
Ðình viện phong vi trúc ảnh đê,
Họa thiềm thâm xứ đới hương nê
Dịch thơ:
Gió phất tre sân, bóng thướt tha
Bùn thơm lót tổ dưới hiên nhà
Những sự vật như gió, tre, bùn là những thứ rất quen thuộc trong văn hóa Việt Nam. Khung cảnh mở ra với không khí man mát của hơi gió với những hàng tre trồng kín sân làng. Chú chim yến gián tiếp hiện ra qua chiếc bóng uyển chuyển, thướt tha. Chú chim làm tổ trước hiên nhà đắp bùn để tạo ra “mái nhà" mới. Hẳn tác giả phải có sự liên tưởng, quan sát kĩ lưỡng mới có thể miêu tả cụ thể đến vậy.
Song đến hai câu thơ sau:
Lục song trú tĩnh vô nhân đáo,
Khiêu bát xuân tâm nhật vị tê (tây).
Dịch thơ:
Bên song yên lặng không người tới,
Gợi mối lòng xuân trước bóng tà
Dường như chú chim yến đang đợi một chú chim yến khác đến bởi tác giả đã thể hiện sự cô đơn, buồn tẻ trong mùa xuân. Phải chăng tác giả đang mượn hình ảnh chú chim yến để nói hộ lòng mình? Mùa xuân là mùa đoàn tụ nhưng chim yến hay chính tác giả lại cô đơn lẻ bóng chẳng có ai bên cạnh.
Qua Xuân yến ta có thể thấy được vẻ đẹp thiên nhiên lúc xuân sang và nỗi buồn cô đơn lẻ bóng của Đỗ Cận được khắc họa thông qua hình ảnh chim yến.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời