giúp mình với

rotate image
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Linh Nguyễn

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

16/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: a) Câu văn miêu tả cảnh hàng trăm nghìn con người đang làm việc chăm chỉ và cố gắng giữ gìn trong một môi trường bùn lầy ngập nước. Cảnh này đối lập với cảnh trong văn bản khác mà không được đề cập. b) Cảm nhận của em về câu văn trên có thể là sự khâm phục và ngưỡng mộ sự cần cù và sự kiên nhẫn của những người dân trong việc làm việc trong điều kiện khó khăn. Câu 2: Cụm từ "ta với ta" trong bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến và cụm từ "ta với ta" trong bài "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan đều mang ý nghĩa chỉ sự giao tiếp, trò chuyện giữa hai người hoặc nhóm người. Tuy nhiên, cách sử dụng và ý nghĩa của cụm từ này có thể khác nhau trong hai bài viết. Em cần đọc và so sánh hai bài viết để tìm ra sự khác biệt và tương đồng giữa hai cụm từ này. Câu 3: Phép tu từ trong đoạn trích "Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại, Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang, Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương, Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng" trong bài "Chinh phụ ngâm khúc" của Đoàn Thị Điểm tạo ra hiệu quả nghệ thuật bằng cách sử dụng những từ ngữ và câu chữ có âm điệu, nhịp điệu và hình ảnh tạo nên sự du dương, nhẹ nhàng và lãng mạn. Phép tu từ giúp tăng cường tính thẩm mỹ và sức hấp dẫn của bài viết. Câu 4: Bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh kể về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng này đã làm tăng thêm tình yêu quê hương và đất nước. Bài thơ mang thông điệp về tình yêu gia đình, tình yêu quê hương và ý nghĩa của việc gìn giữ và trân trọng những giá trị truyền thống.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
MilanMilan

16/01/2024

Câu trả lời uy tín

Câu 1. 

a) Câu văn trên miêu tả dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ đắp đê bị vỡ.

- Cảnh đó đối lập với cảnh bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng.
b) Trong đoạn trích trên, hình ảnh người dân phu được miêu tả thật sinh động và sáng tạo. Họ bận bịu, quần quật và vất vả giữ đê trước nguy cơ bị vỡ. Không những vậy, người dân phu còn rất bất lực, thảm thương. Qua đó, đã nói lên sự cùng cực, đau xót của tác giả dành cho những người dân phu.

Câu 2.

Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ lớn của dân tộc, đều làm quan dưới triều Nguyễn. Nhưng trong hai thời kì, hai thế hệ cách xa nhau khoảng nửa thế kỷ. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ hiếm có trong xã hội phong kiến. Nguyễn Khuyến là một bậc tài danh lừng lẫy “Tam nguyên Yên Đổ”.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai bài thơ đều kết thúc với cụm từ “ta với ta”:

“Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta”

(Qua đèo Ngang)

“Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta”

(Bạn đến chơi nhà)

“Qua Đèo Ngang” tả cảnh con đèo lúc chiều tà và nói lên nỗi buồn của khách ly hương. Còn “Bạn đến chơi nhà” thể hiện một tình bạn tri kỉ, chân thành, quý mến. Do đó, về mặt ngôn ngữ tuy giống nhau, nhưng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau.

Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại” và bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời, non, nước” - đó là vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương tường như tan nát cả tấm lòng - “một mảnh tình riêng” - càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách ly hương khi một mình đứng trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.

Đến ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, người bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có gì để tiếp đãi bạn: cải, cà, bầu, bí… Ngay đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta” - vang lên như một tiếng cười vui vẻ. “Ta” là là tôi, ta là “bác” cũng có thể “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.

Qua đó, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.

Câu 3. 

Câu thơ sử dụng điệp từ, điệp ngữ rất độc đáo. Địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương trở đi trở lại trong khổ thơ song thất lục bát. Hàm Dương - Tiêu Tương là địa danh tạo ra sự xa xôi cách trở về không gian. Chàng và thiếp - người chinh phu và chinh phụ vừa mới chia xa đó mà địa danh kia đã chia cắt mỗi người một ngả, mỗi người đều như bị chìm vào trong khoảng không gian rộng lớn. Đối lập với khoảng không gian xa cách đó là tình cảm nhớ thương, sự quyến luyến bịn rịn giữa người đi kẻ ở. Nỗi nhớ dâng lên cao như mây núi nghìn trùng, trải nỗi nhớ thương vào khoảng không gian rợn ngợp kia. Như thế, điệp từ điệp ngữ không chỉ tạo nên ấn tượng về khoảng không gian xa cách mà còn thể hiện tình cảm lưu luyến, bịn rịn của chinh phụ đối với chinh phu. Qua đây ta cũng thấy được tinh thần phản chiến, phê phán chiến tranh phi nghĩa đã chia cắt con người.

Câu 4. 

Một trong số nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam không thể không nhắc đến nhà thơ Xuân Quỳnh, một nhà thơ nữ nổi tiếng. Trong sáng tác của nhà thơ kể đến bài “tiếng gà trưa”, một bài thơ với nhiều tình cảm chứa chan của tình bà cháu, lồng vào đó là tình cảm gia đình, quê hương đất nước.

Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. Bài Tiếng gà trưa được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh, trong thời kì ấy nhiều người con, người cháu phải ra đi lên chiến trường hành quân.

Bài thơ viết theo thể thơ năm tiếng có cách diễn đạt biểu cảm tự nhiên, và kết hợp hình ảnh bình dị, chân thực gắn liền với tuổi thơ, rất thân thương và sâu sắc.

Mở đầu bài thơ tác giả đã miêu tả trên đường hành quân của đoàn quân ra tiền tuyến.

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Lúc đang trên đường hành quân những chú bộ đội dừng nghỉ chân bên một xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ, đó tiếng gà rất quen thuộc đối với mỗi người, rất thân quen, gần gũi, làm cho tâm trạng những người lính cảm thấy xao động, chân đang đi rất mỏi nhưng đã đỡ mỏi hơn để chuẩn bị cho hành trình tiếp theo, nhớ về những kí ức tuổi thơ cảm thấy như vừa mới xảy ra ngày hôm qua. Đoạn thơ làm tăng thêm thơ mộng cho bài thơ, làm dịu bớt cái nắng oi ả buổi trưa hè.

Tiếp tục với tiếng gà chính là những kỉ niệm tuổi thơ đẹp hiện khi còn thơ bé, tiếng bà nghe sao thân thương, thương nhớ đến vậy.

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu trắng

Tiếng gà chưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mậy nhìn

Rồi sau này lang mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà chưa

Tay bà khum soi chứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

Với nghệ thuật điệp ngữ “tiếng gà trưa” làm nhấn mạnh những tình cảm tâm tư với kỉ niệm tuổi thơ, sử dụng những hình ảnh rất ngây thơ, hay cách mà hay bị dọa hồi bé không biết gì mà lo lắng khiến cho bài thơ thêm gần gũ. Hình ảnh người bà được khắc dấu in sâu một cách tự nhiên trong câu thơ, dành từng quả trứng chắt chiu để gà ấp, nở ra những chú gà con mới, để cuối năm bà bán mua quần áo mới cho cháu đi chơi tết, đi học.

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

Cho thấy tình cảm mà người bà dành cho cháu mình rất nhiều, đó là tình cảm thiêng liêng, bà tần tảo, chắt chiu từng tí một, muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho đứa cháu nhỏ của mình, ngày xưa mỗi lần được mua quần áo mới đó chính là niềm vui sướng nhất mà một đứa trẻ được nhận.

Và rồi khi lớn lên trong thời kỳ đất nước đang có chiến tranh mà phải ra quân để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên cho làng xóm, hay chính là bảo vệ những hình ảnh tuổi thơ đáng nhớ.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tiếng gà trưa gợi nhớ đến tuổi thơ, trở lại hiện tại những người chiến sĩ muốn nhắn nhủ với bà, vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làm, và cũng vì bà, thể hiện tìm cảm sâu đậm của hai bà cháu, nhắc nhở những người cầm súng chống lại kẻ thù xâm lược để đất nước và bà mình được sống trong hòa bình.
Tiếng gà trưa đã gợi về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước, làm ta thêm có trách nhiệm với đất nước, nhận thấy được bản thân mình cần làm gì để bảo vệ mọi người thân của chúng ta.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

Viết đoạn văn ghi lại căm xúc của em về bài thơ gặp lá cơm nếp .
avatar
level icon
Uy Trịnh

4 giờ trước

phân tích đặc điểm NV chính trong cây tre trăm đốt
avatar
level icon
Phạm Linh

5 giờ trước

Viết bài văn phân tích nhân vật Chuyên trong tác phẩm Bông Hoa Nước Cúc của Nguyễn Quang Thiều
avatar
level icon
Phạm Linh

5 giờ trước

Viết bài văn phân tích nhân vật Chuyên trong tác phẩm Bông Hoa Cúc của Nguyễn Quang Thiều
viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu ko dc chép mạng
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved