Soạn bài giảng Ngữ văn lớp 7 bài đẽo cày giữa đường sách kết nối tri thức cuộc sống kì 2

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Gọi Phan
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

17/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Để soạn bài giảng về bài "Đẽo cày giữa đường" trong sách "Kết nối tri thức cuộc sống" của môn Ngữ văn lớp 7, kì 2, bạn có thể tham khảo các nội dung sau: 1. Tiêu đề bài học: "Đẽo cày giữa đường" 2. Tác giả: Không có thông tin về tác giả của bài này. 3. Nội dung bài học: - Bài học "Đẽo cày giữa đường" là một câu chuyện ngụ ngôn về sự kiên nhẫn và cần cù trong cuộc sống. - Câu chuyện kể về một người nông dân đang cày ruộng giữa đường, gặp phải nhiều khó khăn và trở ngại nhưng không bỏ cuộc. - Qua câu chuyện, tác giả muốn truyền đạt ý nghĩa về sự kiên nhẫn, cần cù và quyết tâm trong cuộc sống, khuyến khích học sinh không bỏ cuộc khi gặp khó khăn. 4. Mục tiêu bài học: - Hiểu được ý nghĩa của sự kiên nhẫn và cần cù trong cuộc sống. - Nhận thức về tầm quan trọng của không bỏ cuộc khi gặp khó khăn. - Rèn kỹ năng đọc hiểu và phân tích ngữ nghĩa trong câu chuyện. 5. Cấu trúc bài học: - Giới thiệu bài học và tác giả. - Trình bày nội dung câu chuyện "Đẽo cày giữa đường". - Phân tích ý nghĩa và thông điệp của câu chuyện. - Thảo luận và trao đổi với học sinh về ý nghĩa của sự kiên nhẫn và cần cù trong cuộc sống. - Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, bài tập về câu chuyện. - Tổng kết bài học và giao bài tập về nhà. 6. Tài liệu tham khảo: - Sách giáo trình "Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức cuộc sống" (kì 2). - Bài viết, tài liệu liên quan đến ý nghĩa của sự kiên nhẫn và cần cù trong cuộc sống. Lưu ý: Đây chỉ là một phần tóm tắt và hướng dẫn soạn bài giảng. Bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu và nguồn thông tin khác để bổ sung và phát triển nội dung bài giảng một cách đầy đủ và sáng tạo.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
1 bình luận
Bình luận
avatar
level icon

Gọi Phan

17/01/2024

Timi đúng ạ
avatar
level icon
phuonganh

17/01/2024

Câu trả lời uy tín

1 Đôi nét về tác phẩm
- Đẽo cày giữa đường thuộc thể loại truyện ngụ ngôn.

- Bố cục:

Phần 1. Từ đầu đến “anh ta đẽo cày”: Giới thiệu về hoàn cảnh của người thợ mộc.
Phần 2. Từ đầu đến “tha hồ mà lãi”: Những lời khuyên của người qua đường và hành động của anh thợ mộc.
Phần 3. Còn lại: Hậu quả của việc “đẽo cày giữa đường”.
- Tóm tắt: Xưa có người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày. Một hôm, có ông cụ nói phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Thế rồi có người đến bảo ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Nghe vậy, người thợ mộc đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Ngày qua tháng lại, chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.

2 Đọc - hiểu văn bản
a. Giới thiệu về hoàn cảnh của người thợ mộc

- Nghề nghiệp: Thợ mộc

- Tình huống: Dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày.

b. Những lời khuyên của người qua đường và hành động của người thợ mộc

Lần 1: Một ông cụ nói: “Phải đẽo cày cho cao, cho to thì mới dễ cày”; Người thợ mộc cho là phải liền đẽo cày vừa to, vừa cao.
Lần 2: Một người nông dân nói: “Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày”; Người thợ mộc nghe cũng có lí, liền đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp.
Lần 3: Một người đến bảo “Ở miền núi, người ta phá hoang, cày toàn bằng voi, phải đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được”; Người thợ mộc nghe nói được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lãi đẽo tất cả loại cày để cho voi cày.
c. Hậu quả của việc “đẽo cày giữa đường”

Chẳng có ai đến mua cày của anh ta.
Bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá.
Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.
=> Bài học rút ra:

Tin tưởng vào năng lực của bản thân, học cách chủ động và có chính kiến trong mọi công việc nào.
Tránh nghe theo lời nói từ bên ngoài, gây ảnh hưởng đến phán đoán của bản thân.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
avatar
level icon
Trâm

17/01/2024

Gọi Phan

 thể loại truyện ngụ ngôn.

- Bố cục:

Phần 1. Từ đầu đến “anh ta đẽo cày”: Giới thiệu về hoàn cảnh của người thợ mộc.

Phần 2. Từ đầu đến “tha hồ mà lãi”: Những lời khuyên của người qua đường và hành động của anh thợ mộc.

Phần 3. Còn lại: Hậu quả của việc “đẽo cày giữa đường”.

- Tóm tắt: Xưa có người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày. Một hôm, có ông cụ nói phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Thế rồi có người đến bảo ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Nghe vậy, người thợ mộc đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Ngày qua tháng lại, chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.

2 Đọc - hiểu văn bản

a. Giới thiệu về hoàn cảnh của người thợ mộc

- Nghề nghiệp: Thợ mộc

- Tình huống: Dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày.

b. Những lời khuyên của người qua đường và hành động của người thợ mộc

Lần 1: Một ông cụ nói: “Phải đẽo cày cho cao, cho to thì mới dễ cày”; Người thợ mộc cho là phải liền đẽo cày vừa to, vừa cao.

Lần 2: Một người nông dân nói: “Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày”; Người thợ mộc nghe cũng có lí, liền đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp.

Lần 3: Một người đến bảo “Ở miền núi, người ta phá hoang, cày toàn bằng voi, phải đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được”; Người thợ mộc nghe nói được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lãi đẽo tất cả loại cày để cho voi cày.

c. Hậu quả của việc “đẽo cày giữa đường”

Chẳng có ai đến mua cày của anh ta.

Bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá.

Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.

=> Bài học rút ra:

Tin tưởng vào năng lực của bản thân, học cách chủ động và có chính kiến trong mọi công việc nào.

Tránh nghe theo lời nói từ bên ngoài, gây ảnh hưởng đến phán đoán của bản thân.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Gọi Phan Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường 

Bài văn kể về 1 anh thợ mộc đẽo cày bán với hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.


Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Có 3 lần người thợ mộc phản ứng trong câu chuyện: 

+ 2 lần đầu đầu “cho là phải” rồi đẽo cày theo kích cỡ mới. 

+ 1 lần cuối “liền đẽo ngay” mà không có suy nghĩ tìm hiểu, cân nhắc. 

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Nếu là người thợ mộc, trước những lời khuyên của người qua đường em sẽ lắng nghe, suy xét, đánh giá đúng/sai để đưa ra quyết định phù hợp. 

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Những điều làm cho con ếch cảm thấy sung sướng: 

Tôi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bởi trong nước thì nước đổ nách và cằm tôi, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tôi tới mắt cá: sung sướng vì có cuộc sống tự do tự tại.

Ngó lại phía sau, thấy những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng tôi: sung sướng vì thấy những con vật khác không bằng mình.

Vả lại một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn vui gì hơn nữa: sung sướng vì tự hào với địa vị “chúa tể” của mình ở trong giếng.

Sao anh không vô giếng tôi một lát coi cho biết?: sung sướng đến mức khoe khoang với rùa về “thế giới trong giếng” của mình.

Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Con vật 

Ếch

Rùa

Môi trường sống

Không gian hẹp (một cái giếng sụp), vận động trong khoảng không gian hẹp (chỉ từ miệng giếng vào đến trong giếng), tiếp xúc với những con vật nhỏ bé (lăng quăng, cua, nòng nọc), nên chưa hề biết tới sự rộng lớn và bao điều mới lạ khác của thế giới bên ngoài.

Không gian rộng (biển), sống lâu (nên lớn đến nỗi không vào nổi trong giếng), chứng kiến nhiều điều (rùa đã đi đây đi đó, chí ít là đã băng qua con đường từ biển tới nơi có cái giếng),...

Nhận thức và cảm xúc

Cảm thấy sung sướng với cái “thế giới” nhỏ bé mình đang sống và thực sự choáng ngợp trước cái vĩ đại của biển.

Lùi lại (biểu thị việc không còn quan tâm đến cái thế giới nhỏ bé của ếch) và kể cho ếch biết về niềm sung sướng mà rùa được trải nghiệm (“cái vui lớn của biển đông”).

Câu 5 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Ngạc nhiên: Sự vĩ đại của biển nằm ngoài hiểu biết của ếch, khiến ếch hoàn toàn bất ngờ.

- Thu mình lại: Niềm vui và niềm tự hào của ếch bị thay thế bởi cảm giác nhỏ bé trước sự vĩ đại của biển.

- Hoảng hốt, bối rối: Cảm giác của ếch khi mất niềm tin (bối rối) vào những điều ếch đã tin và tự hào trước đây, choáng ngợp (hoảng hốt) trước những điều mới mẻ, lớn lao, vĩ đại hơn những điều ếch đã từng biết.

Câu 6 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):


Quan niệm sống

Biểu hiện

Mối

Không muốn lao động, sợ vất vả

- Ngồi ở trong nhà nhìn ra ngoài. 

- Ngồi tựa lưng trên chiếc ghế chéo, bên chiếc bàn tròn. 

- Lười vận động nên cơ thể béo mập và chậm chạp. 

- Nói với kiến: Tội tình gi lao khổ lắm thay!

Chỉ biết hưởng thụ trước mắt, chỉ nghĩ đến bản thân (nền tầm nhìn thiển cận).

- Ăn no béo trục béo tròn. 

- Chỉ biết an hưởng nhà cao cửa rộng, của nả đầy tủ, đầy hòm.

- Không nhận ra rằng chỉ biết sống hưởng thụ mà không lao động thì cuộc sống tốt đẹp sẽ chẳng thể được bền lâu.

Kiến

Không ngại vất vả, chăm chỉ lao động

- Sẵn sàng ra ngoài làm việc, dù vất vả, khiến cơ thể gầy gò. 

- Ý thức: Hễ có làm thì mới có ăn.

Biết lo xa, biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người (nên biết nhìn xa trông rộng)

- Vì nhận thức Sinh tồn là cuộc khó khăn nên chủ động lo xa, chuẩn bị cho tương lai lâu dài, bền vững.

- Quan tâm đến trên địa cầu muôn loại (muôn loài trên địa cầu). 

- Ý thức: Vì đàn vì tổ, vun thu xử sở.

Câu 7 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến. 

- Biểu hiện qua việc miêu tả mối như một kẻ vị kỉ, lười biếng, chỉ biết hưởng thụ cho “béo trục béo tròn”, còn kiến tuy gầy gò vất vả nhưng luôn chăm chỉ, cố gắng biết sống vì người người khác, biết lo cho cái chung, biết hướng tới tương lai vững bền, …

Câu 8 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Đẽo cày giữa đường

Ếch ngồi đáy giếng

Con mối và con kiến

“dễ nghe người là dại” (không có sự suy xét, đánh giá đúng sai, không tìm hiểu thực tế mà chỉ nghe và tin một cách mù quáng), cần cẩn trọng trước khi làm một việc gì đó...

cần rèn cho mình đức tính kiên trì (kiên tâm), chịu khó học hỏi, mở rộng hiểu biết, không được tự mãn với những điều mình đã biết,...

quan niệm sống chỉ biết nghĩ cho bản thân, chỉ biết sống hưởng thụ mà không lao động thì cuộc sống tốt đẹp sẽ chẳng thể được bền lâu

Đều là những kinh nghiệm quý báu, những đạo lí làm người đứng đắn mà mỗi cá nhân cần học hỏi khi sống trong xã hội.

* Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường”.

Gợi ý:

- Về nội dung: Trình bày được nội dung hoàn chỉnh có liên quan trực tiếp đến thành ngữ “đẽo cày giữa đường”. 

- Về hình thức: Đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu, đúng ngữ pháp, tập trung vào chủ đề, đảm bảo sự liền mạch, tránh các lỗi về chính tả và dùng từ. Trong đoạn phải có thành ngữ “đẽo cày giữa đường”. 

Đoạn văn tham khảo:

“Đẽo cày giữa đường” là một truyện ngụ ngôn rất độc đáo, ấn tượng có ý răn dạy về việc tiếp thu ý kiến của người khác. Anh chàng thợ mộc nọ bỏ ra ba trăm quan tiền để mua gỗ làm nghề đẽo cày bán. Công việc làm ăn tưởng chừng thông đồng bén giọt, nào ngờ một tình huống đặc biệt xuất hiện: mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cày không bán được, vốn liếng đi đời nhà ma! Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định, bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi