Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
18/01/2024
18/01/2024
Hoàn cảnh lịch sử có tác động mạnh mẽ tới quá trình hiện đại hóa của văn học. Vì thế trước khi tìm hiểu quá trình, chúng ta hãv theo dòng lịch sử quay về với tình hỉnh kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới và ử Việt Nam trong thời kì này.
Ở Việt Nam, quá trình khai thác thuộc địa của Pháp đã làm cho tình hình kinh tế chuyển biến theo hướng tư bản. Nền kinh tế tự nhân, tự cấp, tự túc ở nông thôn tan rã dần. Do đó nền kinh tế hàng hóa có điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, Pháp vẫn tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong kiến ở Việt Nam, tiếp tục sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến. Vì vậy, Việt Nam không còn là nước độc lập và không thể có nền kinh tế dân tộc phát triển bình thường lên từ tư bản chủ nghĩa, mà trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền kinh tế đan xen tồn tại phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phương thức sản xuất phong kiến. Và suy cho cùng, đó là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Về chính trị có xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.
Trong lúc xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc thì vào những năm đầu thế kỉ, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc. Hơn nữa việc Nhật đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở nên giàu mạnh cũng kích thích nhiều nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật. Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam lao vào cuộc vận động cửu nước theo con đường dân chủ tư sản với tất cả tình yêu của tuổi trẻ Về xã hội cũng có những thay đổi khá sâu sắc. Từ Nam chí Bắc, nhiều đô thị mọc lên như những trung tâm kinh tế, văn hóa hành chính của xã hội thực dân. Ở đấy, ra đời nhiều tầng lớp xã hội tư sản; tiểu tư sản (viên chức, học sinh, công nhân, dân nghèo thành thị,…). Họ có nhu cầu văn hóa, thấm mĩ mới. Họ tạo thành một công chúng văn học ngày càng đông đảo và đỏi hỏi một thứ văn chương mới. Đặc biệt là sự xụất hiện tầng lớp trí thức Tây học mà ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng, văn hóa, văn học của thế giới hiện đại ngày càng thấm sâu vào ý thức người làm văn, đọc sách.
Trong xã hội thương mại, nhu cầu văn hóa tất dẫn đến hoạt động kinh doanh văn hóa. Vì thế nghề in, nghề xuất bản theo kĩ thuật hiện đại phát triển khá mạnh. Hoạt động báo chí ngày càng sôi nổi. Chữ quốc ngữ được phổ cập rộng rãi. Vì thế nhà văn và công chúng có quan hệ gắn bó hơn. Lúc này đời sống văn học trở nên sôi nổi và khẩn trương hơn. Chính bối cảnh lịch sử trong nước và thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hiện đại hóa văn học ở nước ta. “Quá trình phát triển các phẩm chất của tính hiện đại trong triết học, mĩ học, văn học: giã từ quan niệm văn học trung đại, phát triển ý thức cả nhân, tinh thần tự do sáng tạo, ý thức lí tính, ý thức về dân chủ, văn minh, sự giao lưu thế giới, văn học tự chủ, coi trọng giá trị thẩm mĩ’. Từ đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc. Đô thị phát triển, lóp công chúng văn học mới ra đời và ngày càng đông đảo, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, báo chí và xuất bản phát triển: tất cả những điều đó đã thúc đẩy văn học phải nhanh chóng đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Hiện đại hóa văn học là một yêu cầu khách quan của thời đại. Nó là một bộ phận, một phương diện quan trọng của công cuộc hiện đại hóa nền văn hóa Việt Nam nói chung. Hiện đại hóa văn học còn là nhu cầu tự thân của chính nền văn học nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần và thẩm mĩ mới của xã hội. Nội dung hiện đại hóa văn học diễn ra trên mọi mặt, ở mọi phương diện.
Trước hết là sự thay đổi quan niệm về văn học: từ văn chương chở đạo, thơ nói chí của thời kì văn học trung đại chuyển sang quan niệm văn chương như một hoạt động nghệ thuật đi tìm và sáng tạo cái đẹp; từ văn chương để “răn đời” sang văn chương để “hiểu đời”, để nhận thức, khám phá hiện thực. Văn học thời kì hiện đại đã tách ra khỏi các hoạt động trước tác khác, không còn tình trạng “văn, sử, triết bất phân” như trước nữa. Cũng từ đây, văn học thoát ra khỏi những quan niệm thẩm mĩ và hệ thống thi pháp của văn học trung đại (tính quy phạm chặt chẽ, hệ thống ước lệ tượng trưng dày đặc, tính chất sùng cổ, phi ngã…).
Quá trình hiện đại hóa văn học còn được thể hiện ở sự biến đổi của các thể loại văn học (thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn) và xuất hiện những thề loại văn học mới (kịch nói, phóng sự, phê bình văn học). Quá trình hiện đai hóa cũng gắn liền với hiện đại hóa ngôn ngữ văn học và việc sử dụng chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm.
Về mặt chủ thể sáng tạo, quá trình hiện đại hóa văn học cũng dẫn tới sự thay đổi kiểu nhà văn: từ các nhà Nho sang kiểu nhà văn nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp; thay đổi về công chúng văn học: từ các tầng lớp nho sĩ sang các tầng lớp thị dân. Tóm lại, hiện đại hóa đã diễn ra trên mọi mặt của hoạt động văn học, làm biến đổi toàn diện và sâu sắc diện mạo nền văn học Việt Nam. Hiện đại hóa không chỉ là vấn đề hình thức mà còn là vấn đề nội dung văn học. Xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 đã đặt ra biết bao vấn đề đất nước, về cuộc sống, con người và nghệ thuật mà ở những thời kì trước đó chưa từng có, đòi hỏi văn học thời kì mới phải đáp ứng. Thành ra hiện đại hóa trước hết là chuyện nội dung, bao gồm tư tưởng, tình cảm, cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm,…của nhà văn trước hiện thực đời sống, con người và nghệ thuật. Chính nội dung tư tưởng đã tạo ra những đặc điểm, những dấu ấn riêng, đã tạo ra sự khác biệt của văn học từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 so với văn học thời kì trung đại. Chẳng hạn, cũng nói về đất nước, các nhà thơ thời kì trung đại không thể không gắn nước với vua, vì chủ nghĩa trung quân đã trở thành tư tưởne chung của thời đại. Còn thời kì văn học này, đất nước gắn liền với nhân dân: “Dân là dân nước, nước là nước dân” (Phan Bội Châu). Khi nói đến con người, văn học thời kì trung đại chủ yếu chỉ nói tới con neười xã hội, con người công dân vì tinh thần phi ngã, vô ngã đã thành đặc trưng trong quan niệm của con người thời đại đó. Còn ở thời kì mới này, các nhà văn không chỉ nói tới con người xã hội, con người cá nhân mà còn nói tới con người trên tinh thần giai cấp, con người tự nhiên, con người cá nhân, con người với đời sống tâm linh.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
1 giờ trước
1 giờ trước
Top thành viên trả lời