18/01/2024
18/01/2024
18/01/2024
Victo Huygo từng nói: "Tấm vải cuộc sống sẽ cũ mềm đi theo năm tháng nhưng vẫn ánh lên những màu sắc tươi nguyên của tình yêu thương". Tình yêu thương quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống nhưng phải chăng, lòng tốt cũng cần giới hạn? Qua đoạn thơ của tác giả Bùi Nguyễn Trường Kiên, ta càng thấm thía thêm điều ấy.
Trong đoạn thơ, người cha khuyên con rằng, khi "người khác chìa tay và xin con" nghĩa là người ấy cần và mong chờ sự giúp đỡ từ mình thì bản thân chúng ta hãy trao cho họ sự giúp đỡ, đôi khi chỉ giản đơn là "hai đồng". Những nếu đến lần thứ hai, ba, tư thì chúng ta cần cân nhắc lại, cần suy nghĩ lại và giới hạn sự giúp đỡ của mình. Lần thứ nhất ta giúp họ bởi tình yêu thương, lòng tốt. Những lần sau chúng ta phải biết suy nghĩ, biết lắc đầu, im lặng, nghĩa là cần thái độ và sự suy xét về sự giúp đỡ ấy. Đó chính là giới hạn của lòng tốt.
Lòng tốt rất quan trọng, nó không chỉ giúp người khó khăn vượt qua nghịch cảnh mà còn giúp cuộc sống tươi đẹp hơn, con người gần gũi hơn, đoàn kết hơn, ấm áp hơn, hạnh phúc hơn Lòng tốt giúp ta sống có ích. Tuy nhiên, người cần giúp đỡ là người cần chúng ta thực sự, chỉ giúp đỡ qua hoạn nạn trong một lần. Nếu sự cầu xin nhiều lần rất dễ dẫn đến sự ỷ lại, dựa dẫm và thậm chí cho lòng tốt đó là điều hiển nhiên, không biết trân trọng, biết ơn.
Thế gian này, chân tâm chưa chắc đã đổi lại được sự thật lòng. Lòng tốt của bạn, nếu trao nó cho người có lòng tham vô độ, sẽ chỉ đổi lại được sự lạnh lùng và thất vọng; lòng tốt của bạn đem cho người vô ơn, sẽ chỉ nhận lại được sự lật mặt vô tình. Lương thiện không được mù quáng, hãy trao cho người xứng đáng.
Một người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội nọ, nhờ vào danh tiếng của mình, anh đã vận động và quyên góp được một số tiền lớn, anh đem số tiền ấy đi tặng cho hơn 200 trẻ em nghèo, trong khi mình thì vẫn ở nhà cấp 4, đồ đạc không có gì quá giá trị.
Cho tới năm 2005, anh được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư, tiền chữa trị vô cùng đắt đỏ. Khi bạn bè của anh tìm tới những học trò nghèo khi xưa mà anh từng giúp đỡ, thứ họ nhận lại được chỉ là: "Lương tháng hiện nay của tôi có được tí tẹo, không thể giúp chú ấy được, ngày xưa khi giúp tôi, chú ấy cũng đâu mong được báo đáp gì", "Tôi không có tiền, cũng không rảnh đi thăm chú ấy, đừng gọi điện tìm tôi nữa" …
Người không hiểu thế nào là biết ơn, không đáng để bạn bỏ ra lòng tốt; lấy oán báo ân, không xứng đáng với sự thật tâm mà bạn bỏ ra. Lòng tốt, hãy để lại cho những người có ơn báo ơn; sự thật lòng, hãy để dành cho những người có tình có nghĩa. Đừng lãng phí thời gian và sức lực cho những người không đáng, sự lương thiện của bạn, nó đáng giá và quý báu hơn vậy nhiều.
Lương thiện mù quáng chỉ khiến bản thân thêm mệt mỏi, muốn tìm được vị trí của mình trong cuộc sống, hãy làm một đóa hoa hồng xinh đẹp nhưng có gai! Vì vậy, bản thân chúng ta cũng cần biết cho đi có giới hạn bởi khả năng, năng lực của mỗi người cũng có hạn chế riêng.
18/01/2024
Suy nghĩ của tôi về vấn đề được đặt ra trong mẩu chuyện trên là sự quan tâm đến việc giúp đỡ người khác và nhận thức về giá trị của sự đóng góp của mỗi người. Trong câu chuyện, người chìa tay và xin con một đồng, tuy nhiên con lại cho họ hai đồng trong lần đầu tiên. Điều này cho thấy lòng nhân ái và sẵn lòng giúp đỡ của con. Tuy nhiên, trong lần thứ hai, con chỉ biếu họ một đồng, có thể là do con đã nhận ra rằng việc cho quá nhiều có thể không tốt cho cả hai bên. Trong lần thứ ba, con phải lắc đầu, có thể là để thể hiện sự từ chối hoặc không đồng ý với yêu cầu của người chìa tay. Cuối cùng, trong lần thứ tư, con im lặng và bước đi, có thể là để tránh việc tiếp tục đưa ra yêu cầu hoặc để tạo khoảng cách với người chìa tay. Từ câu chuyện này, ta có thể suy nghĩ về tình người và sự cân nhắc trong việc giúp đỡ người khác.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời