giới thiệu về sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Trãi (khoảng 600 chữ)

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của hi chào cậu

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

19/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Nguyễn Trãi là một tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Ông đã để lại một di sản văn học đa dạng và phong phú. Trong sáng tác viết bằng chữ Hán, Nguyễn Trãi đã tạo ra những tác phẩm nổi tiếng như "Quân trung từ mệnh tập", "Bình Ngô đại cáo", "Ức trai thi tập", "Chí Linh Sơn phú", "Băng hồ di sự lục", "Lam Sơn thực lục", "Văn bia Vĩnh Lăng", "Văn loại". Những tác phẩm này không chỉ có giá trị văn học cao mà còn thể hiện sự tài hoa và sự điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ. Ngoài ra, Nguyễn Trãi cũng sáng tác viết bằng chữ Nôm, trong đó nổi tiếng nhất là tập thơ "Quốc âm thi tập" gồm 254 bài thơ viết theo thể đường luật hoặc đường luật xen lục ngôn. Đây là một trong những tập thơ chữ Nôm quan trọng nhất trong văn học Việt Nam. Không chỉ sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn "Dư địa chí", một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam. Đây là một công trình đáng kể trong lĩnh vực địa lý và có ý nghĩa lớn trong việc khám phá và nghiên cứu về đất nước. Phong cách sáng tác của Nguyễn Trãi rất đa dạng. Trong văn chính luận, ông là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt. Trong thơ chữ Hán, ông sử dụng các thể thơ đường luật và đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện; ngôn ngữ cô đúc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa. Còn trong thơ chữ Nôm, ông đã tạo ra những bài thơ độc đáo và sáng tạo. Với những đóng góp của mình, Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn hóa khai sáng, một nhà văn, nhà thơ. Những tác phẩm và công trình của ông đã tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của văn hóa, văn học Việt Nam. Văn chính luận của Nguyễn Trãi, đặc biệt là những thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh, luôn đạt đến trình độ mẫu mực. Các tác phẩm thơ chữ Hán của ông cũng được đánh giá cao về nghệ thuật và tài hoa.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
manhnguyen

19/01/2024

Câu trả lời uy tín

Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam. Nguyễn Trãi còn là một thiên tài lỗi lạc nhưng có cuộc đời đầy oan khuất. Ông quả thật là anh hùng, là khí phách, là tinh hoa của dân tộc. Công lao quý giá nhất và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước yêu dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang của ông.

Với tình yêu nước thương dân nồng nàn, tha thiết, ông đã đem hết tâm hồn, trí tuệ, tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của Nguyễn Trãi đã dẫn đường cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi. Tố chất thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh anh dũng của dân tộc trong một cao điểm của lịch sử. Thiên tài ấy đã để lại một sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được. Dầu sao, nếu chỉ xét về mặt văn hóa thì cũng có thể khẳng định rằng Nguyễn Trãi đã cắm một cột mốc quan trọng trên con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực văn học.

Nguyễn Trãi để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị, tất cả các tác phẩm nảy thể hiện phẩm chất trung quân ái quốc của ông. Nhiều tác phẩm trở thành áng văn bất hủ trong kho tàng văn học dân tộc, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Có thể kể ra một số tác phẩm như: “Bình Ngô dại cáo”, “Dư địa chí “, “Lam Sơn thực lực”, “Phú núi Chí Linh”, “Quốc âm thi tập”, “Ức Trai thi tập”…

Thơ ca của Nguyễn Trãi thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và thương dân sâu sắc. Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt) tiêu diệt quân tàn bạo hại nước hại dân (trừ bạo), đem lại yên vui, hạnh phúc cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân nghĩa:

“Việc, nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Sức mạnh nhân nghĩa là sức mạnh Việt Nam để chiến thắng thù trong giặc ngoài. Đó là “Đại nghĩa” (nghĩa lớn vì nước vì dân), là lòng “chí nhân” (thương người vô hạn):

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chi nhân để thay cường bạo”.

Lòng căm thù giặc sôi sục, quyết không đội trời chung với quân “cuồng Minh”:

“Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống”.

Tư tưởng nhân nghĩa của ức Trai luôn luôn gắn liền với lòng “trung hiểu” và niềm “ưu ái” (lo nước, thương dân):

“Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chàng khuyết, nhuộm chăng đen”.

“Bui một tấc lòng ưu ái củ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông”.

Văn thơ Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu thắm thiết đối với thiên nhiên, với với quê hương, gia đình. Ông dành tình yêu lớn đối với cây cỏ hoa lá, trăng nước mây trời, chim muông…

“Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then”.

Ông yêu quê hương, gia đình thiết tha:

“Quê cũ nhà ta thiếu của nào
Rau trong nội, cá trong ao”.

Ông yêu thích và tự hào danh lam thắng cảnh đất nước :

“Một vùng biếc sẫm gương lồng bóng,
Muôn hộc xanh om tóc mượt màu”.

Ông sống một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao, khiết tịnh:

“Một tấm lòng son ngời lửa luyện.
Mười năm thanh chức ngọc hồ băng”.

Nếu thơ ca của Nguyễn Trãi mèm mại, uyển chuyển thì văn chính luận như “Bình Ngô đại cáo” lại rất hùng hồn, giọng điệu đanh thép, lí luận sắc sảo, đúng là tiếng nói của một dân tộc chiến thắng, một đất nước có nền văn hiến lâu đời. Thơ chữ Hán thì hàm súc, tinh luyện, thâm trầm. Thơ chữ Nôm hết mực bình dị mà tài hoa, thiết tha đằm thắm. Thơ thất ngôn xen lục ngôn là một dấu ấn kì lạ của nền thơ chữ Nôm dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử, Nguyễn Trãi đã một bước phá vỡ tan tành luật thơ Đường Luật vốn thâm căn cố đế bao đời.

Nguyễn Trãi đã có những bước đột phá trong cách tân thể loại thất ngôn bát cú Đường luật và mở ra một thời kì phát triển huy hoàng của chữ Nôm, đánh dấu một móc son chói loại của nền thi ca dân tộc.

Nguyễn Trãi là bậc anh hùng lỗi lạc, một nhà văn hóa vĩ đại, là đại thi hào kiệt xuất dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, danh nhân văn hoá thế giới. Một con người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Nguyễn Trãi còn là ông tiên ở trong lầu ngọc thi ca mà tâm hồn lộng gió thời đại. Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước, tự hào dàn tộc.

 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

hi chào cậu Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng kiệt xuất của Việt Nam, hiệu là Ức Trai; Người làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay là huyện Chí Linh - Hải Dương).

Khi Nguyễn Trãi lên 6 tuổi thì mẹ mất, ông phải sống với ông ngoại ở Côn Sơn (Chí Linh - Hải Dương). Nhưng đến 1390 khi ông 10 tuổi thì ông ngoại cũng mất. Nguyễn Trãi về sống với cha ở Nhị Khê (Thường Tín - Hà Nội). Tại đây ông được cha dạy dỗ rèn cặp. Năm 1400, Hồ Quý Li mở khoa thi đầu tiên, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh. Ông được Hồ Quý Li cử giữ chức Ngự sử đài chánh trưởng. Vì sớm nhận ra ở Nguyễn Trãi một nhân cách đặc biệt, dám nói, dám làm, một tài năng xuất chúng trong sự nghiệp cải cách đất nước nên Hồ Quý Li đã tin tưởng ở Nguyễn Trãi rất nhiều. Nhưng tiếc rằng, Nguyễn Trãi chưa có dịp bộc lộ tài năng thì giặc Minh xâm lược nước ta. Năm 1407, nhà Hồ bị giặc Minh đánh bại. Cha con Hồ Quý Li và nhiều bề tôi của nhà Hồ trong đó có phụ thân của Nguyễn Trãi bị bắt về Trung Quốc. Nghe tin, ông vội vàng cùng em trai đi theo chăm sóc cha. Sau khi nghe lời khuyên của cha, Nguyễn Trãi trở về "tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha thì mới là đạo hiếu".


Khi trở về ông bị tướng giặc bắt và giam lỏng ở thành Đông Quan. Mặc dù quân giặc dùng nhiều mưu mua chuộc nhưng ông nhất quyết không ra làm quan cho giặc. Thời gian ở thành Đông Quan (từ 1406 - 1414) là khoảng thời gian Nguyễn Trãi tìm tòi, nghiên cứu, suy nghĩa sách lược đánh quân Minh. Sau khi trốn khỏi thành Đông Quan, Nguyễn Trãi tìm đến với Lê Lợi - vị chủ soái phong trào Tây Sơn và dâng Bình Ngô sách. Được tin dùng Nguyễn Trãi trở thành một trợ thủ đắc lực, tin cậy luôn sát cánh cùng Lê Lợi.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh với cương vị Tuyên Phụng đại phu Hàn lâm thừa chỉ, ông đã cùng Lê Lợi xây dựng một đường lối quân sự, chính trị táo bạo và đúng đắn, giúp quân ta dành hết thắng lợi từ trận này sang trận khác. Có thể nói trong 10 năm kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi cùng với nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ, thiếu thốn những đây cũng là giai đoạn rực rỡ, huy hoàng nhất trong cuộc đời ông. Tài năng của ông được đánh giá đúng, khí phách ngang tàng của ông có chốn để vẫy vùng thỏa chí.

Sau cuộc kháng chiến thắng lợi đầy oanh liệt, triều đình non trẻ nhà Lê vừa được thành lập đã nhanh chóng rơi vào khủng hoảng, mâu thuẫn trong nội bộ tầng lớp thống trị phát sinh. Do tầm nhìn hạn hẹp, do quá lo lắng cho quyền lợi của hoàng gia, Lê Lợi đã ngăn cản Nguyễn Trãi phát huy hết tài năng ý nguyện của mình. Cho nên chức vụ của Nguyễn Trãi tuy cao nhưng không đủ quan trọng để thi thố tài năng.

Năm 1429 do nghi kị, Lê Lợi đã sai bắt Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo - hai nhân vật vào hàng khai quốc công thần. Năm sau, Nguyễn Trãi cũng bị tống giam nhưng sau đó được tha. Tuy nhiên cho đến tận khi Lê Lợi mất (1432), Nguyễn Trãi vẫn không được giao một trọng trách đáng kể nào. Sau khi Lê Lợi mất, Lê Thái Tông lên ngôi, Nguyễn Trãi vẫn được làm quan nhưng đó chỉ là chức quan "hữu danh vô thực" mà thôi.

Năm 1439, Nguyễn Trãi cáo quan về Côn Sơn. Nguyễn Trãi về Côn Sơn mà trong lòng mang nhiều tâm trạng u uất. Năm 1440, khi Lê Thái Tông hiểu Nguyễn Trãi là người có tài có đức bèn triệu ông ra làm quan, phong cho ông chức Kim tử vinh lộc đại phu, Hàn lâm thừa chỉ coi việc Tam quán và kiêm chức Hành khiển Đông Bắc đạo, phụ trách dân bạ tịch Hải Dương, An Quảng. Nguyễn Trãi tin rằng đây là lúc quyền thần bị diệt thì chắc rằng có thể thi thố tài năng - có những ngày tháng hả hê nhất. Thế nhưng cuộc đời Nguyễn Trãi đâu được thỏa ý mà lại rẽ sang ngả đường đầy oan nghiệt bởi vụ án oan tại Trại Vải (làng Đại La, Gia Bình, Bắc Ninh ngày nay). Nguyễn Trãi bị vu oan, kết tội thí nghịch và tru di tam tộc.


Hai mươi năm sau ngày Nguyễn Trãi qua đời (1464), vua Lê Thánh Tông xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù Bá, bổ dụng Nguyễn Anh Vũ làm tri huyện và cấp 100 mẫu ruộng dùng vào việc thờ cúng.

Năm 1962, Đảng và Chính phủ ta đã tổ chức lễ kỉ niệm 520 năm ngày Nguyễn Trãi mất. Sau đó, năm 1980 lại tổ chức lễ kỉ niệm 600 năm Nguyễn Trãi sinh và tổ chức văn hóa - khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi nhận ông là: Danh nhân văn hóa thế giới và được kỉ niệm rộng rãi trên toàn thế giới. Ở cả hai lần, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ca ngợi Nguyễn Trãi hết lời, coi Nguyễn Trãi "là anh hùng cứu nước, đồng thời là nhà văn lớn, nhà thơ lớn nước ta", coi "Nguyễn Trãi là một tiêu biểu rất đẹp của thiên tài Việt Nam".

Sau thảm họa tru di tam tộc, tác phẩm của Nguyễn Trãi bị thất lạc hoặc bị hủy nhiều. Tuy nhiên với một khối lượng lớn sáng tác còn lại thì có thể khẳng định, Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình. Tác phẩm của ông còn lại, về phần Hán văn có những quyển như, Quân trung tư mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí, Văn kiaVĩnh Lăng, Văn loại. Sáng tác chữ Nôm có Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn (sáu chữ).

Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất. Ông đã để lại một khối lượng khá lớn văn chính luận, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, chiếu biểu dưới thời Lê... Nguyễn Trãi là người đầu tiên đã có ý thức dùng văn chính luận như một vũ khí chiến đấu có hiệu quả nhất cho cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì quyền lợi nhân dân, vì lý tưởng nhân nghĩa. Văn chính luận Nguyễn Trãi có giá trị mẫu mực, cổ điển và là cột mốc đánh dấu sự phát triển của văn chính luận dân tộc.

Ngoài ra về văn chính luận của Nguyễn Trãi phải kể đến những tác phẩm, Chí Linh sơn phú, Băng hồ di sự lục, Truyện Nguyễn Phi Khanh, Văn bia Vĩnh Lăng, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí....

Trên lĩnh vực thơ ca, cống hiến của Nguyễn Trãi vào lịch sử văn học cũng lớn lao không kém văn xuôi; có khi qua thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm chúng ta mới thật sự hiểu hết ông - một tâm hồn phong phú và tế nhị, phóng khoáng và sáng tạo.

Về sáng tác thơ chữ Hán, người ta luôn nhắc tới Ức Trai thi tập. Tác phẩm gồm 105 bài thơ ngũ ngôn và thất ngôn và do Trần Khắc Kiệm sưu tập, đề tựa năm 1480. Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi giàu tính chất trữ tình tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh di tích lịch sử, tả tâm tình,... và đặc biệt người đọc dường như hiểu nhiều điều về thân thế, cảnh ngộ và niềm tâm sự sâu lắng trong hồn thơ Nguyễn Trãi. Có thể nói, trong văn học Việt Nam, thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi là một tác phẩm đặc sắc và cũng là tập thơ hay bậc nhất của dòng thơ chữ Hán Việt Nam.

Tuy nhiên những đóng góp lớn lao của Nguyễn Trãi với nền văn học dân tộc là tập thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc – Quốc âm thi tập. Đó cũng là lí do quan trọng xuất hiện tập thơ Nôm đầu tiên của nước ta - Quốc âm thi tập. Tác phẩm gồm 254 bài thơ Nôm bộc lộ tâm sự, tình cảm, khí tiết của cá nhân con người Nguyễn Trãi đối với giang sơn đất nước, cỏ cây, cầm thú. Và với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi được xem là người sáng tác thơ Nôm đoản thiên với số lượng nhiều nhất trong nền thơ cổ điển dân tộc.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.0/5 (2 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

avatar
level icon
Nguyetquang

6 giờ trước

Câu chuyện có bao gồm cốt truyện? Câu chuyện có bắt buộc phải mang tính tuyến tính?
avatar
level icon
Nguyetquang

6 giờ trước

Sự khác nhau giữa cốt truyện và câu chuyện là gì?
helpppppppppp
cíuuuuuuuuuuuuu
mấy đứa ơi cíuuuuuu
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved