sau khi em đọc truyện ngắn chùa Ông mõ em có ấn tượng gì về con người Bình Dương trong thời kỳ chống Pháp

ADS
Trả lời câu hỏi của Thơm Cù

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

21/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Sau khi đọc truyện ngắn "Chùa Ông Mõ", em có thể nhận thấy một số ấn tượng về con người Bình Dương trong thời kỳ chống Pháp. Truyện này tập trung vào cuộc sống của những người dân Bình Dương và sự hy sinh của họ trong cuộc chiến chống Pháp. Một ấn tượng đầu tiên là lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của con người Bình Dương. Dù đối mặt với khó khăn và hiểm nguy, những người dân ở đây không chùn bước mà luôn sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Họ tỏ ra kiên cường, quyết tâm và sẵn lòng hy sinh tất cả để giành lại độc lập cho đất nước. Ngoài ra, truyện cũng thể hiện sự thông minh và sáng tạo của con người Bình Dương trong việc đối phó với quân Pháp. Họ sử dụng những chiêu thức tinh vi, như xây dựng hầm ngầm, lừa đảo, để gây khó khăn cho quân địch và bảo vệ thành công lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện về con người Bình Dương trong thời kỳ chống Pháp, em nên tìm hiểu thêm từ các nguồn tư liệu khác như sách vở, tài liệu lịch sử hoặc trò chuyện với những người có kiến thức về đề tài này.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
2.0/5 (3 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Phammythaianh

21/01/2024

Câu trả lời uy tín

   Truyện ngắn “Chùa Ông Mõ” có nội dung để lại ấn tượng:

   Năm 1867 sau khi giặc Pháp chiếm được Phủ - Đồn - Sứ của quân dân ta thì đồng bào ở đây và nghĩa quân rút về các làng ở Tân Tịch, Tân Hòa, Mỹ Lộc để xây dựng căn cứ tiếp tục kháng chiến… Chòi gác được cất trên những ngọn cây sấu to, trên quả đồi cao nhất của làng Tân Hòa. Người gác có thể quan sát tất cả tàu chiến của giặc một cách rõ ràng để báo động cho nghĩa quân bằng tiếng mõ. Người phụ trách gác là hai vợ chồng ông Sáu, trước kia làm nghề chài trên sông Đồng Nai. Từ ngày chiếc thuyền chài của ông bị tàu giặc bắn chìm thì ông không muốn làm nghề khác mà xin vào đồn Mỹ Lộc gia nhập nghĩa quân.

   Với tiếng mõ trong tay làm vũ khí, ngày đêm đứng gác cho quê hương, mỗi tiếng mõ báo động của ông Sáu giúp nghĩa quân được bình an tránh giặc và tiếng mõ của ông là tiếng súng bắn vào đầu giặc. Vào một buổi sáng như những lần trước, đợi đến khi tàu địch đến thật gần trạm gác thì ông Sáu mới chịu xuống mang mõ băng rừng chạy đón đầu nó ở trạm gác trên. Nhưng không hiểu tại sao lần này tàu địch chạy quá chậm, ông đánh mỏi cả tay và tàu địch vẫn chưa chạy đến. Thấy tàu địch đến trạm gác, ông dồn sức đánh ba tiếng mõ cuối cùng.

   Không ngờ một toán giặc đi đường bộ phát hiện đến bao vây gốc sấu. Tên quan chỉ huy toán giặc chĩa súng lên đề nghị ông Sáu đánh mõ báo an. Ông Sáu bảo: “Giặc còn đầy nước sao lại báo an, già này thà chết làm thần nghĩa chứ không thèm sống làm Việt gian…”. Sau đó, tên giặc Tây nổ súng bắn vào cánh tay phải làm văng dùi mõ. Máu ông Sáu chảy ròng ròng đỏ cả áo quần và cành sấu nhưng ông không hề sợ hãi. Ông nhìn xuống lũ giặc, tay trái ông siết chặt chĩa mõ tre, từ trên cao ông bỗng lao người như một mũi tên bay xuống nhắm vào đầu thằng Tây chỉ huy. Thằng Tây bị vỡ sọ chết không kịp trối. Ông Sáu hy sinh, đồng bào và nghĩa quân thương tiếc người gác mõ anh hùng bèn cất chùa tại gốc sấu thờ ông Sáu và chiếc mõ của ông. Đến nay câu chuyện chùa Ông Mõ vẫn mãi mãi còn in sâu vào tâm trí của mọi người tại vùng đất anh dũng này.

   Truyện kí sự này đã đề cao tấm gương tiêu biểu là ông Sáu, ông luôn có tinh thần yêu nước, không ngại khó khăn, luôn đối mặt với nguy hiểm, nhưng không bao giờ chùn bước. Ông Sáu là đại diện cho ý chí  quật cường của người dân nơi đây, họ luôn dũng cảm đứng lên bảo vệ tổ quốc, gan dạ trong chiến đấu, luôn gây khó khăn cho quân địch, để bảo vệ thành công lãnh thổ của mình. Ông Sáu là điển hình của con người Bình Dương trong thời kỳ chống Pháp.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi