23/01/2024
23/01/2024
23/01/2024
Dẫn chứng 1: Trong tác phẩm "Chí Phèo", Nam Cao không tưởng tượng tình yêu theo cách lãng mạn, thơ mộng và hoàn mỹ, mà tập trung vào việc miêu tả tình yêu thật sự và ca ngợi sức mạnh của tình yêu giữa con người. Những hành động của Thị Nở đối với Chí Phèo rất vô tư, không sợ hãi và chăm sóc đồng bào. Thị Nở đắp chiếu rách cho Chí khi bị cảm lạnh, nấu cháo hành cho Chí. Nhờ những hành động này, như khơi dậy lương tâm và khao khát làm người lương thiện của Chí Phèo. Tình yêu thương mà Thị Nở dành cho một bát cháo hành nóng hổi, ngọt ngào vị của tình yêu con người đã làm thay đổi một con người bị tàn phá và biến chất như Chí Phèo, mang đến sự thay đổi và tái sinh. Lần đầu tiên, anh khao khát được sống một cuộc sống đầy thiện lương như vậy. Ý chí sống cho người khác, lòng tốt và lương tâm đã thức tỉnh một người từng được coi là ác quỷ của làng Vũ Đại.
Dẫn chứng 2: Thạch Lam đã rất khéo léo xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Việc làm của chị em Sơn là đem cái áo bông cũ cho Hiên khi thấy co ro trong chiếc áo mỏng manh, rách tả tơi đã thể hiện truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: “Lá lành đùm lá rách”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Đó là đức tính quý báu của mỗi con người. Tình yêu thương làm cho con người trở nên cao quý hơn là thế. Đọc truyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam, ta còn cảm nhận tình yêu thương ấy qua nhân vật người mẹ. Mẹ của Sơn là người phụ nữ nhân hậu, giàu tình cảm; thấu hiểu, sẻ chia, cảm thông trước những mảnh đời khốn khó. Dẫu biết rằng năm hào kia không giúp cho mẹ con Hiên thoát được cái nghèo nhưng đó là nghĩa cử ấm áp thắp lên ngọn lửa tình người.
Dẫu chứng 3: Truyện ngắn “Vợ nhặt” mang một giá trị nhân đạo sâu sắc. Điều đáng quý nhất ở đây là nhà văn vẫn thấy trong những con người đáng thương ấy vẫn có đời sống tâm hồn phong phú, những phẩm chất tốt đẹp. Họ vẫn yêu thương, đùm bọc nhau trong cơn hoạn nạn. Giữa lúc khó khăn, đói kém nhất, việc anh Tràng cưu mang và nhận một cô gái về làm vợ. Trong khi cô gái có hoàn cảnh quần áo rách tả tơi, mặt gầy sọp hẳn đi vì đó. Đó là một cử chỉ cao thượng, hào hiệp, không phải ai cũng làm được.
23/01/2024
Trong cuộc sống ngày nay với bộn bề lo toan mệt mỏi, người ta dần quên đi những đạo lí ứng xử cần thiết và một trong số đó là “ Cảm thông chia sẻ” Có thể nói“ Cảm thông và chia sẻ là một đức tính cần thiết của mọi người”.
Cảm thông và chia sẻ là một quan niệm gần gũi, quan trọng và mỗi người đều có thể hiểu được cảm nhận được. Cảm thông là hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người khác. Còn chia sẻ là san sẻ, gánh vác giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống rằng cả suy nghĩ và hành động, bằng cả vật chất và tinh thần. Chia sẻ còn là cùng với nhau để cùng chịu là san sẻ với người khác những gì mình có để họ cùng hướng. Vì thế, mà cảm thông và chia sẻ là một đức tính tốt của con người, là lẽ sống mà con người nên hướng tới
Vậy, tại sao mỗi chúng ta cần phải cảm thông và chia sẻ? Trong xã hội vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em lang thang cơ nhỡ, người nghèo, nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, những người khuyết tật, người có cảnh ngộ éo le…. Họ là những người rất cần được sự cảm thông của mọi người và cộng đồng. Cảm thông và chia sẻ là biểu hiện của tình người, của ý thức vị tha, vì người khác. Mỗi con người chúng ta không ai có thể sống tách rời người thân tập thể, cộng đồng. Sự cảm thông, chia sẻ giúp người gặp khó khăn có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn. Không những vậy, nó còn giúp con người có điểm tựa, sự động viên, giúp đỡ khi vấp ngã, khi thất bại, thậm chí cả khi ta mắc sai lầm trong cuộc sống. Người biết đồng cảm chia sẻ nhận được tình yêu thương sự cảm phục, biết ơn từ chính người nhận được chia sẻ, cảm thông và đồng thời còn nhận được sự tin yêu, quý mến từ mọi người xung quanh. Cảm thông và chia sẻ, giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Có như vậy, gia đình mới em ấm, hạnh phúc, xã hội mới văn mình, tốt đẹp. Bên cạnh đó, thông cảm và sẻ chia với người khác là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.
Bên cạnh đó có những người quan tâm nhưng họ tỏ ra là trên thiếu sự chân thành của con người để dẫn đến sự giả dối. Có những kẻ quan tâm để cầu lộc khi không thể trục lợi sẽ dễ phơi bày bản chất. Nguyễn Bỉnh Khiêm từng viết đoạn thơ phê phán trong tác phẩm Thói đời.
“Thớt có tanh tao ruồi đỗ đến
Gang không mật mỡ kiến bò chi!
Đời nay những trọng người nhiều của
Bằng đến tay không ai kẻ vì?”
Vì thế mà chúng ta cần phê phán, tố cáo những kẻ quan tâm có tính chất vụ lợi, giả tạo, phê phán sự lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm của con người hiện nay. Mỗi chúng ta cần cần chia sẻ, sống có tình người như bill gates, như Hồ Chính Minh…. Nguyễn Khuyến có câu” “Còn tiền còn rượu còn đệ tử/ Hết cơm hết rượu hết ông tôi”.
23/01/2024
=> Trong văn học trung đại, lòng sẻ chia thường được thể hiện qua những câu chuyện về tình nghĩa anh em, tình làng nghĩa xóm. Ví dụ như trong truyện "Cây khế", người anh đã sẵn sàng chia cho người em một phần khế, dù biết rằng khế của mình có nhiều vàng. Hay trong truyện "Thạch Sanh", Thạch Sanh đã sẵn sàng giúp đỡ Lí Thông, dù biết rằng Lí Thông là người xấu.
=> Trong văn học hiện đại, lòng sẻ chia được thể hiện qua những câu chuyện về tình yêu thương con người, tình bạn, tình đồng đội. Ví dụ như trong truyện "Lão Hạc", nhân vật ông giáo đã hết lòng giúp đỡ lão Hạc, dù biết rằng lão Hạc là người nghèo. Hay trong truyện "Chiếc lược ngà", nhân vật ông Sáu đã dành cả cuộc đời để yêu thương và chăm sóc bé Thu, dù bé Thu không nhận ra mình là cha.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
12/07/2025
Top thành viên trả lời