24/01/2024
24/01/2024
24/01/2024
Câu 1:
1. Sự phân hóa khí hậu theo độ cao
- Về chế độ nhiệt: Theo quy luật thì càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C nên ở những khu vực có độ cao thấp, nhiệt độ cao hơn so với những khu vực có độ cao lớn. Ví dụ: Trạm khí hậu Đà Lạt (ở độ cao 1.000-1.500m) và Nha Trang (ở độ cao 0-50m). Nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt là 18 độ C, Nha Trang là 26 độ C, chênh lệch nhau 8 độ C do Đà Lạt có địa hình cao hơn nhiều so với Nha Trang - dù nằm ở vĩ độ tương đương nhau.
- Về chế độ mưa:
Những nơi cao, đón nhiều loại gió từ biển thổi vào thì có lượng mưa rất lớn như vùng núi Ngọc Lĩnh có lượng mưa trên 2.800mm/năm.
Những nơi thấp, khuất gió thì có lượng mưa ít hơn như vùng thung lũng Sông Ba lượng mưa chỉ đạt từ 800 đến 1.600mm/năm hoặc thấp hơn.
2. Phân hóa theo hướng sườn
- Về chế độ nhiệt:
Vào mùa hạ, do nằm ở sườn khuất gió nên Duyên hải miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ, chịu tác động của hiệu ứng phơn rõ rệt, nền nhiệt độ cao.
- Về chế độ mưa:
Những nơi nằm ở sườn đón gió từ biển thổi vào thì có lượng mưa nhiều. Vào thời kì thu đông, ven biển miền Trung đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào nên lượng mưa trung bình năm ở đây cao, với mức phổ biến trên 2.000 mm/năm. Vào mùa hạ, Tây Nguyên nằm ở sườn đón gió mùa mùa hạ nên mưa nhiều, phổ biến là trên 2.000 mm/năm - trong khi đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn đã gây ra hiệu ứng phơn, làm ven biển miền Trung khô hạn.
Câu 2:
- Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới quét qua -> gây mưa lớn cho cả nước.
- Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ bắc vào nam là nguyên nhân chính khiến cho mùa bão nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.
Câu 3:
a) Nhận xét
- Nhiệt độ trung bình năm và tháng 1 đều tăng từ Bắc vào Nam.
Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng rất nhanh từ Bắc vào Nam, nghĩa là nhiệt độ phía Bắc thấp hơn nhiều so với phía Nam.
- Nhiệt độ trung bình tháng 7 nhìn chung ít thay đổi khi từ Bắc vào Nam.
b) Nguyên nhân
- Do vĩ độ địa lí, càng vào Nam càng gần xích đạo, nhận được lượng bức xạ lớn hơn.
- Do tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ vào tháng 1 ở phía Bắc hạ rất thấp so với phía Nam. Như vậy, gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tăng nhiệt độ từ Bắc vào Nam.
Câu 4:
a) Nhận xét
- Lượng mưa có sự khác biệt giữa 3 địa điểm Huế có lượng mưa cao nhất (2.868mm), sau đó đến TP.Hồ Chí Minh (1931 mm), Hà Nội có lượng mưa ít nhất (1.676 mm).
- Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng.
- Cân bằng ẩm cao nhất là Huế (+1.868mm), sau đó đến Hà Nội (+687mm), TP.Hồ Chí Minh (+245mm).
b)Giải thích
- Lượng mưa cao nhất ở Huế do Huế nằm ở sườn đón gió Đông Bắc qua biển, bão từ biển Đông (mang nhiều hơi ẩm và mưa lớn) của dãy Trường Sơn và dãy Bạch Mã; đồng thời Huế cũng chịu ảnh hưởng của hoạt động dải hội tụ nội chí tuyến. Huế có mùa mưa vào thu-đông (từ tháng VIII đến tháng I).
- Lượng bốc hơi cao nhất ở TP Hồ Chí Minh do có nền nhiệt độ cao nhất trong 3 địa điểm, nhiệt độ cao quanh năm ⟹ lượng bốc hơi lớn.
- Hà Nội có lượng bốc hơi nhỏ nhất do có mùa đông lạnh, ít nắng; nền nhiệt trung bình thấp hơn TP Hồ Chí Minh
⟹ Cân bằng ẩm ở Huế cao nhất do Huế có lượng mưa lớn nhất, lượng bốc hơi nhỏ (do cũng có mùa đông ít nắng, mưa nhiều ).
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời