giúp em với ạ

rotate image
ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Tuấn
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

25/01/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Hành trình của bầy ong trong đoạn thơ Mậu gợi cho chúng ta suy nghĩ về hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ. Bầy ong là biểu tượng cho sự cống hiến và lao động không ngừng nghỉ của người nghệ sĩ trong việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật. Họ trải qua mưa nắng, vơi đầy khó khăn và thử thách để mang lại niềm vui và ý nghĩa cho cuộc sống. Về "những mùa hoa" mà Xuân Diện và Nguyễn Tuân đã "giữ lại" cho con người qua tác phẩm Vội vàng và Chữ người tử tù, chúng ta có thể cảm nhận được sự đau đớn, hy sinh và lòng nhân ái. Những câu chuyện trong hai tác phẩm này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc sống, giá trị con người và ý nghĩa của tự do. Tuy nhiên, để có cái nhìn chi tiết hơn về các tác phẩm này, bạn cần phải đọc và tìm hiểu kỹ hơn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
thonguyen

25/01/2024

Câu trả lời uy tín

Đoạn thơ: "Chắt trong... tháng ngày" trích trong bài thơ "Hành trình của bầy ong của Nguyễn Đức” đã đưa người đọc đến những công việc của đàn ong, vượt qua bao khó khăn, trở ngại để làm đẹp cho đời. Để làm mật ngọt cho đời, những con ong đã phải trải qua "nắng mưa vơi đầy" với quãng đường đi gian khổ. Những chú ông ấy đã chắt lọc, giữ được những thứ gọi là tinh túy, quý giá nhất của những mùa hoa đã tàn phai theo tháng ngày. Cũng nhờ những công sức của chú ong, những giọt mật ngọt được làm ra và hiến dang cho đời, phục vụ đời sống sản xuất, sinh hoạt của con người. Những chú ong ấy cứ thầm lặng, ngày qua ngày làm việc hết mình, cố gắng vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành tốt công việc của mình. Qua đó, tác giả cũng như tự hào, ngợi ca về phẩm chất lao động cần cù, chăm chỉ và có tinh thần trách nhiệm của những chú ong. Đồng thời, tác giả còn muốn truyền đạt đến người đọc về phẩm chất chăm chỉ, luôn nỗ lực, cố gắng để hòn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mỗi người hay cùng nhau chung tay rèn luyện và phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp đó.

Từ hành trình của bầy ong đi làm mật, bài thơ khơi gợi hành trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ: Từ tiếp nhận và phản ánh hiện thực một cách cần mẫn, say mê(chắt chiu vị ngọt mùi hương/ Lặng thầm thay những con dường ong bay) cho đến trải nghiệm , sáng tạo miệt mài của người nghệ sĩ để tạo nên những tác phẩm có giá trị, lưu giữ vẻ đẹp cho cuộc đời (Trải qua mưa nắng vơi đầy/Men trời đất đủ làm say đất trời / Bầy ong giữ hộ cho người / Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày)

Xuân Diệu và Nguyễn Tuân cũng đã giữ lại cho cuộc đời qua tác phẩm Vội vàng và truyện “Chữ người tử tù”.

Sáng tác nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là một quá trình sáng tạo đặc biệt, đòi hỏi công phu và sáng tạo của người nghệ sĩ trong phản ánh hiện thực. Tựa như cánh ong đi tìm mật, người nghệ sĩ không ngừng tìm cho mình nguồn đề tài, cảm hứng, tích lũy vốn sống ...và chắt lọc hiện thực. Đây cũng là quan niệm của nhà thơ Chế Lan Viên:

"Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc,
Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây "

(Tuyển tập Chế Lan Viên, Ong và mật, NXB Văn học, 1985)

Những trải nghiệm trong cuộc đời cùng tâm hồn, tài năng và lao động nghệ thuật miệt mài đã giúp các tác giả tạo nên những tác phẩm chân chính. Đây là kết quả cuối cùng, là thứ mật ngọt ngào ấy, các nhà văn đã giữ hộ cho muôn đời, muôn người những mùa hoa và hơn thế nữa, thể hiện dấu ấn sáng tạo của mình (Ở cả hai phương diện nội dung và hình thức biểu đạt).Trong Đời thừa, Nam Cao viết: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu văn mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.

Với Vội vàng , Xuân Diệu đại diện cho thế hệ của mình đã cất lên tiếng nói mãnh liệt nhất của cái tôi thơ Mới, thể hiện một cách ấn tượng nhất những cách tân nghệ thuật. Bài thơ chính là kết quả của hành trình trăn trở, suy tư và bứt phá về lẽ sống, về nghệ thuật. Nhìn cuộc đời bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn, Xuân Diệu cho người đọc chiêm ngưỡng một bức tranh cuộc sống thấm đẫm hương vị tình yêu; Vội vàng chính là tuyên ngôn mãnh liệt về triết lí sống vội vàng, hối hả tận hưởng tuổi trẻ và hạnh phúc của một người không chấp nhận quẩn quanh, tù túng trong ao đời phẳng lặng; không chỉ quan niệm thời gian tuyến tính của các nhà thơ mới, Xuân Diệu cũng đẩy thời gian lên như một nỗi ám ảnh khổng lồ, để luôn nhận thấy sự phai tàn trong vạn vật, để tự giục giã mình Mau với chứ, vội vàng lên với chứ…Thể thơ tự do cùng cách biểu đạt mới mẻ, độc đáo cho người đọc ấn tượng thật rõ nét về một nhà thơ Mới nhất trong các nhà thơ Mới.

Còn trong “Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân muốn lưu giữ cái đẹp chân - thiện - mỹ. Huấn Cao là một con người toàn tài, tập hợp đủ các vẻ đẹp Nhân – Trí – Dũng, mà ở đây Nguyễn Tuân cho rằng: đó là vẻ đẹp và tài năng khí phách của thiên lương, ông là người viết chữ đẹp nhất vùng, chữ ông đẹp lắm, vuông lắm… Nó tung hoành cả một đời người, nhưng tính cách  cái tài, cái đẹp đó chỉ để dành chỗ tri kỷ. Cả đời ông mới viết hai bức một bức trung đường, chán ghét cái chế độ Huấn Cao đã cùng nhân dân đứng lên chống lại triều đình và bị bắt bị kết án tử hình, với cái tài viết chữ của Huấn Cao để duy trì cuộc sống qua ngày quả thật rất dễ dàng. Nhưng ông không vì tiền bạc và quyền thế mà ép mình cho chữ bao giờ, nên ông đã nổi dậy đấu tranh không chỉ cho mình mà còn cho mọi người. Ông là con người toàn tài, hội tụ vẻ đẹp của tài năng khí phách và thiên lương quả không sai chút nào. Còn đối với viên quản ngục – Ông là một thanh âm trong trẻo giữa một bản nhạc mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Ông luôn mong ước có được chữ của Huấn Cao mà treo trong nhà. Như vậy xét trên bình diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là hai kẻ đối nghịch nhau nhưng trên bình diện nghệ thuật gọi là hai người tri âm, tri kỷ. Và rồi qua đây ta lại  thấy tâm sự của viên quản ngục đã đến, và làm động lòng biết bao. Đây là tình huống để Nguyễn Tuân bộc lộ ra được một thế giới khác, mang vẻ đẹp toàn mỹ, toàn diện. Đó là cái cảnh cho chữ trong nhà giam tỉnh Sơn vào lúc đêm khuya, chỉ còn nghe được tiếng trống thu không, phải tiếng chó sủa….. mà quản ngục cùng thầy thơ đem bút vào trại giam của Huấn Cao, với tấm lụa trắng tinh. Mùi mực tàu thơm thoang thoảng trên đất đầy phân dán, phân chuột, tường đầy mạng nhện. Huấn cao bắt đầu viết chữ. Nguyễn Tuân cho rằng, đây là cảnh tượng “viết chữ xưa nay chưa từng có”. Bởi vì từ xưa đến nay khi cho chữ người ta thường chỉ cho ở chốn thư phòng, ánh sáng đầy đủ, hay tối thiểu nhất người sáng tạo nghệ thuật cũng phải tự do về thể xác. Thế nhưng trong lúc này, Huấn Cao cho chữ ở một nơi tối tăm, hôi hám “cổ đeo gông, chân tay vướng xiềng xích, thế nhưng ông vẫn ung dung cho chữ viên quản ngục. Chữ của Huấn Cao vuông, tươi tắn nói lên sự tung hoành của cả một đời người. Ngày mai Huấn cao bị đưa ra pháp trường xử tử, nhưng đêm hôm nay ông vẫn ung dung viết chữ tặng quản ngục, có lẽ vì rằng ông nghĩ, nếu ông ra đi nhưng quản ngục nhưng để lại cho đời sau một nét chữ cũng là để lưu giữ lại cái đẹp, mong cho cái đẹp luôn luôn hiện hữu và thế giới chỉ có thể đẹp. Và với nghệ thuật tương phản ta cũng hiểu được phần nào mà Nguyễn Tuân hằng gửi gắm cái đẹp, có thể nảy sinh ở vùng đất xấu, đất ác. Nhưng nó không thể nào chung sống với cái xấu, cái ác được. Thế giới mà Nguyễn Tuân muốn xây dựng, muốn duy trì và phát triển đó là thế giới của cái đẹp, cái tốt.

Đoạn thơ khơi gợi, đề cao vai trò quan trọng mang tính quyết định, những phẩm chất cao quý của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật; Vội vàng của Xuân Diệu và Chữ người tử tù của Nguyễn  là minh chứng cho những kết tinh trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, góp phần làm cho hương vị ngọt ngào của những mùa hoa bất tử trước thời gian. Hành trình mang đặc thù của sáng tạo văn chương không chỉ đặt ra vấn đề phẩm chất, tài năng của nhà văn chân chính mà còn đặt ra yêu cầu đối với người tiếp nhận: hiểu, trân trọng những giá trị tinh thần cao quý của người sáng tác.

 

 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi