26/01/2024
26/01/2024
26/01/2024
Một trong những truyện ngụ ngôn mà tôi cảm thấy yêu thích nhất là “Đẽo cày giữa đường”. Nổi bật trong truyện là nhân vật người thợ mộc được xây dựng với đặc điểm của một nhân vật trong truyện ngụ ngôn.
Chuyện kể rằng có người thợ mộc dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường. Nhiều người thường ghé vào xem. Có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Một lần, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Tất cả vốn liếng của người thợ mộc đều mất hết.
Có thể thấy rằng, người thợ mộc cũng có đức tính tốt đẹp. Anh ta có chí lớn, mong muốn làm giàu và đã quyết tâm làm việc đó. Anh dùng hết vốn liếng của mình mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, anh ta lại thiếu đi hiểu biết, bản lĩnh trong quá trình làm việc. Trước những lời góp ý, người thợ mộc không đủ bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Hơn nữa, không phải lời góp ý nào cũng mang tính xây dựng, có những lời góp ý nhằm mục đích phá hoại. Nhưng người thợ mộc không nhìn nhận được điều đó, để rồi nhận lại hậu quả xấu.
Từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” với nhân vật anh thợ mộc, chúng ta đã rút ra một bài học giá trị. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì thiếu hiểu biết mà nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều “đi đời nhà ma”. Bài học ở đây là con người cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân.
Như vậy, qua những chi tiết khắc họa hành động và suy nghĩ, ta thấy nhân vật này là kẻ không có chính kiến, lập trường vững vàng. Anh ta muốn làm giàu từ đôi bàn tay của mình nhưng chính việc thiếu hiểu biết đã dập tắt mong ước đó.
“Đẽo cày giữa đường” đã mang tới cho bạn đọc hình dung cụ thể về một kiểu người thường thấy trong xã hội, đó là thiếu hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi.
26/01/2024
Phương Thuỳ Trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”, nhân vật người thợ mộc là nhân vật chính, được xây dựng nhằm gửi gắm bài học quý giá.
Chuyện kể rằng có người thợ mộc dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường. Nhiều người thường ghé vào xem. Có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Một lần, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Tất cả vốn liếng của người thợ mộc đều mất hết.
Có thể thấy, người thợ mộc cũng có chí làm ăn. Anh ta đã dùng vốn liếng của bản thân để tự mở cửa hàng đẽo cày. Tuy nhiên, anh ta lại thiếu hiểu biết, không có chính kiến. Mỗi khi có người ghé vào cửa hàng, đưa ra một ý kiến nào đó, người thợ mộc đều cho lại phải, không biết suy xét đúng sai mà đã quyết định làm theo.
Lần đầu tiên, anh ta nghe lời ông lão nên đẽo cày vừa cao, vừa to. Lần thứ hai, anh ta nghe lời bác nông dân nên đẽo thấp và nhỏ hơn. Sau cùng, người thợ mộc vẫn chưa nhận ra sai lầm, tiếp tục nghe theo lời khuyên “Nghe được lãi nhiều, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày”. Rõ ràng, những ý kiến trên đều mang tính chủ quan, không biết có ý hay ý xấu. Nhưng người thợ mộc không chút nghi ngờ mà làm theo. Việc này xuất phát từ vốn kiến thức hạn hẹp, cũng như việc không có chính kiến.
Nhân vật người thợ mộc chủ yếu được khắc họa qua hành động, lời nói để làm nổi bật tính cách. Qua nhân vật này, tác giả cũng muốn gửi gắm bài học đến mỗi người.
“Đẽo cày giữa đường” là một thành ngữ quen thuộc, ý chỉ một kiểu người thường thấy trong xã hội, đó là thiếu hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi. Nhân vật người thợ mộc được xây dựng trong truyện đã gửi gắm được bài học giá trị đến mỗi người.
26/01/2024
Trong truyện ngụ ngôn, có nhiều nhân vật đa dạng và đặc biệt. Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi muốn phân tích một nhân vật mà tôi yêu thích là "Chú Thỏ" trong truyện ngụ ngôn "Chú Thỏ và Sói". Chú Thỏ là một nhân vật rất đáng yêu và mang lại nhiều bài học quý giá cho người đọc.
Chú Thỏ được miêu tả là một con thỏ nhỏ bé, nhưng lại rất thông minh và khéo léo. Dù chỉ là một con vật nhỏ, Chú Thỏ luôn biết cách sử dụng trí tuệ của mình để vượt qua những khó khăn và đối đầu với Sói, một con vật lớn và hung dữ. Chú Thỏ không chỉ sử dụng sức mạnh vật lý mà còn sử dụng sự thông minh và khôn ngoan của mình để chiến thắng.
Một điểm đáng chú ý về Chú Thỏ là lòng dũng cảm và sự kiên nhẫn của mình. Dù gặp nhiều thử thách và nguy hiểm từ Sói, Chú Thỏ không bao giờ từ bỏ và luôn tìm cách để thoát khỏi tình huống khó khăn. Chú Thỏ không sợ đối mặt với những khó khăn và luôn tin rằng mình có thể vượt qua chúng. Điều này cho thấy lòng can đảm và quyết tâm của Chú Thỏ.
Một yếu tố quan trọng khác của Chú Thỏ là sự thông minh và sáng tạo. Chú Thỏ luôn tìm ra những cách thông minh để đánh lừa Sói và thoát khỏi hiểm nguy. Thay vì dùng sức mạnh để đối đầu trực tiếp, Chú Thỏ tận dụng môi trường xung quanh và tìm ra những giải pháp sáng tạo để chiến thắng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của trí tuệ và sự linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, Chú Thỏ còn mang lại nhiều bài học quý giá về lòng nhân ái và sự thông cảm. Dù đã chiến thắng Sói, Chú Thỏ không trả thù hay gây hại cho Sói. Thay vào đó, Chú Thỏ cho Sói một cơ hội để thay đổi và trở thành một con vật tốt hơn. Chú Thỏ hiểu rằng mọi con vật đều có khả năng thay đổi và học hỏi, và sẵn lòng giúp đỡ Sói để thúc đẩy quá trình này.
Trong kết luận, Chú Thỏ là một nhân vật rất đáng yêu và mang lại nhiều bài học quý giá. Từ sự thông minh, dũng cảm, kiên nhẫn cho đến lòng nhân ái và sự thông cảm, Chú Thỏ đã trở thành một nguồn cảm hứng lớn cho người đọc. Nhờ vào những phẩm chất đặc biệt này, Chú Thỏ đã trở thành một nhân vật ấn tượng và được yêu thích trong truyện ngụ ngôn.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời