01/02/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
01/02/2024
01/02/2024
Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Thơ ông xuất hiện mang cái vẻ của người thôn quê khó phai trong mắt bạn đọc. Thơ Nguyễn Bính mang đậm phong cách dân gian, mang cái vẻ mộc mạc, giản dị của những câu hát đồng quê. “Chiều thu” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bính về đề tài mùa thu hay nhất trong nền thơ ca Việt Nam. Trong bài, tác giả khéo léo đưa hình ảnh con người và phong cảnh mùa thu hòa quyện với nhau tạo nên bức tranh rung động lòng người.
“Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
…
Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép,
Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng.”
Có lẽ đề tài mùa thu không còn quá xa lạ với các thi nhân văn sĩ. Mùa thu là mua được rất nhiều người yêu thích bởi nó mang không khí dễ chịu, nhẹ nhàng tạo lên bức tranh cảnh vật nên thơ mang đến cho ta cảm giác thư thái lạ lùng. Nếu như mùa xuân mang đến sức sống tươi mới, mùa hạ mang đến sự nhiệt huyết sôi động, mùa đông lại tĩnh lặng, giá rét. Thu lại mang đến cho ta cảm giác dịu nhẹ, trở thành đề tài sáng tác bất tận của các nhà thơ, nhà văn từ bao đời nay. Nguyễn Bính đã đưa đề tài mùa thu vào trong bài thơ “chiều thu” của mình, mang tới cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động và đậm chất trữ tình. Đó là không gian trời thu ở làng quê miền Bắc vào nửa cuối thế kỷ XIX. Những hình ảnh Nguyễn Bính đưa vào trong thơ không quá cầu kỳ hoa mỹ mà giản dị, mộc mạc. Nhưng chính điều đó tạo nên nét phong cách riêng của Nguyễn Bính, mang đến cho ta những rung động, tình yêu cuộc sống, yêu những ký ức tươi đẹp của tuổi thơ. Đây là bài thơ tiêu biểu cho câu nói “thi chung hữu họa” trong thơ có họa. Với sự quan sát tinh tế, lối miêu tả đầy hình ảnh sinh động và cách ví von nhân hóa tài tình của Nguyễn Bính phong cảnh thiên nhiên trời thu hiện lên đậm chất thu mang phong vị riêng của quê hương miền Bắc. “Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ”, “điểm nhạt da trời những chấm son”,…Sự xuất hiện của con người với hình bóng dân dã của người mẹ “bên con đùa mẹ bú chưa no”, “đường mòn rộn bước chân về chợ”, “vú sữa đầy căng mặt yếm sồi”,…. Dáng vẻ mẹ hiện lên với vất vả lo toàn cuộc sống để chăm đàn con thơ của mình. Bức tranh “chiều thu” làng quê ấy thật sinh động gần gũi.
Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn (bảy chữ) với lời thơ giản dị, gần gũi, mộc mạc làm tại hiện lên một bức tranh đẹp lay động lòng người. Thi nhân đã cảm nhận mùa thu bằng tất cả giác quan, lắng nghe trời thu bằng cả tâm hồn nhạy cảm và tinh tế của mình. Nguyễn Bính cảm nhận bằng thị giác qua trời xanh, gió lộng, cánh cò, na mở mắt, lúa chỗ đòng. Bằng thính giác khi nhà thơ lắng nghe tiếng câu hát, nhịp võng đu, tiếng chim mách lẻo. Hơn thế nữa Nguyễn Bính còn cảm nhận bằng khứu giác qua mùi của hoa thiên lý thoảng. Tình yêu thiên nhiên, cảm nhận tinh tế về trời thu miền Bắc nhà thơ đã mang đến cho người đọc bức tranh mùa thu qua mọi giác quan. Bên cạnh đó trong bài còn có những câu thơ được gieo vần “on” ở cuối dòng thơ: “non”, “con”, “son” làm câu thơ vừa tạo nên tính nhạc, sự thú vị hấp dẫn. Cùng với đó là các biện pháp tu từ như nhân hóa: “gió đuổi nhau”, “trái na mở mắt” “đàn kiến trường chinh” từ đó nhấn mạnh vẻ đẹp nổi bật, riêng biệt, bức tranh trời thu hiện lên thật sinh động hấp dẫn. Các ngôn ngữ và hình ảnh được tác giả sử dụng đều là những sự vật ở làng quê bình dị, thân thuộc nhưng rất đẹp rất thơ mộng.
Mùa thu với vẻ đẹp thơ mộng diễm tình, mùa được con người yêu ái nhất trở thành cảm hứng muôn đời của thi ca Việt Nam. Thu về với chiếc lá vàng ươm, với những cơn gió mơn man, trời thu cao xanh,..Có thể nói không gian ấy khiến ta liên tưởng đến mùa của thi ca, mùa của tình yêu và mùa của cảm xúc lãng mạn ngập tràn. Cũng bởi về những sắc đẹp mê hồn, trời thu đã đi vào trong thơ mang những vẻ đẹp thiên nhiên vốn có dưới đôi mắt của thi nhân, qua tâm hồn của thi sĩ mùa thu càng đẹp hơn đẹp đến nào động lòng người.
Bài thơ “chiều thu” của Nguyễn Bính với đề tài xây dựng bức về mùa thu, một người tài quen thuộc trong thơ ca. Trời thu với tiết trời mát mẻ, phong cảnh thơ mộng hữu tình hòa nhịp chung với nhịp lao động của con người tạo nên bức tranh tuyệt đẹp. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu con người cùng cảm nhận tinh tế sự vật của nhà thơ.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời