03/02/2024
15/11/2024
03/02/2024
I. Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, là một tác phẩm thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của vị chủ tướng.
II. Nội dung báo cáo
1. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở lòng căm thù giặc.
-Trần Quốc Tuấn đã vạch trần bản chất xâm lược của giặc phương Bắc qua hình ảnh tên sứ giặc: “đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ”. Giặc đã xúc phạm đến quốc thể và niềm tự tôn dân tộc.
-Hai hình ảnh ẩn dụ “lưỡi cú diều”, “thân dê chó” cùng với từ gợi tả “nghênh ngang” đã thể hiện thái độ ngạo mạn, hống hách của giặc đồng thời kín đáo bộc lộ lòng căm thù giặc và khinh bỉ đối với sứ giặc của Trần Quốc Tuấn, khơi gợi ý thức dân tộc đối với các tướng sĩ.
-Giặc tìm đủ trăm phương ngàn kế mà “đòi”, mà “thu”, mà “vét” tài sản quý báu của ta, bóc lột dân ta đến tận xương tủy.
-Tác giả gọi sứ giặc là “hổ đói”gợi tả sự tham tàn của bọn ngụy sứ. Qua đó cho ta thấy cái nhìn sáng suốt và cảnh giác của vị chủ tướng.
2. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở nỗi lòng lo lắng trước vận mệnh đất nước, đau xót trước nỗi đau của nhân dân.
-“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Vị chủ tướng đang trải qua những ngày đêm căng thẳng. Không lo nghĩ sao được khi vận mệnh đất nước đang treo đầu sợi tóc? Nghe tiếng quân Mông thiện chiến, hung tàn nên không tránh khỏi tâm lí hoang mang
-Là vị chủ soái nên trách nhiệm của ông càng nặng. Vì vậy, nỗi lo cứ thường trực trong lòng, cứ nặng trĩu cả ngày lẫn đêm. Đó là lời tâm sự sâu kín nhất mà ông bày tỏ với các tướng sĩ, mong họ hiểu mình, chia sẻ nỗi lo cùng mình và có ý thức trách nhiệm giết giặc cứu nước.
-Đó là thái độ căm phẫn, quyết không dung tha lũ giặc cướp nước “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Các động từ mạnh kết hợp với phép tăng cấp, thậm xưng đã diễn tả sâu sắc lòng căm thù giặc, quyết không đội trời chung với bọn giặc.
-Khép lại đoạn văn là lời nguyền của Trần Quốc Tuấn “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng” đã nêu cao ý chí quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh để rửa hận cho nước, rửa nhục cho dân, bảo vệ chủ quyền dân tộc, lấy lại danh dự cho triều đình.
3. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện trong thái độ chăm sóc quan tâm đối với các tướng sĩ dưới quyền.
-“Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu, không có… lương ít thì ta cấp bổng…” ông quan tâm đến họ về nhiều mặt, kịp thời, sống có thủy có chung, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với họ.
-Để rồi từ đó tác giả phê phán thái độ bàng quan, vô trách nhiệm, ăn chơi hưởng lạc. Phê phán thật nghiêm khắc. Ông muốn họ hiểu rằng chiến đấu cho chính cuộc sống của họ.
-Bài hịch chứa đựng tình cảm yêu nước và khí phách anh hùng, đồng thời còn mang tính nghệ thuật độc đáo, xứng đáng là áng văn thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học nước nhà.
III. Kết luận
Ngày nay, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc mà cha ông ta xưa kia đã tạo dựng. Đọc lại những áng văn bất hủ của người xưa như nhắc nhở người đời sau thừa kế và phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước và quyết tâm diệt thù của người xưa.
03/02/2024
Báo cáo nghiên cứu: Lòng yêu nước trong bài hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
I. Giới thiệu chung:
II. Nội dung chính:
III. Ý nghĩa và giá trị:
IV. Kết luận:
03/02/2024
I. Giới thiệu Trong lịch sử Việt Nam, Trần Quốc Tuấn là một nhân vật vĩ đại và có ảnh hưởng lớn đến lòng yêu nước của người dân. Bài hịch tướng sĩ của ông đã truyền tải thông điệp về lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cho đất nước. Trong báo cáo này, chúng ta sẽ nghiên cứu về đề tài "Lòng yêu nước trong bài hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn" để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tác động của bài hịch này. II. Nội dung Tổng quan về Trần Quốc Tuấn Tiểu sử và đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong lịch sử Việt Nam. Vai trò của ông trong việc thể hiện lòng yêu nước. Phân tích bài hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn Tóm tắt nội dung bài hịch. Phân tích các yếu tố thể hiện lòng yêu nước trong bài hịch. Tác động của bài hịch đến cộng đồng và lịch sử Việt Nam. Ý nghĩa của lòng yêu nước trong bài hịch tướng sĩ Sự quan trọng của lòng yêu nước đối với sự phát triển của một quốc gia. Tinh thần đấu tranh và sự hy sinh trong lòng yêu nước. III. Kết luận Bài hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là một tác phẩm văn học vĩ đại, đã truyền tải thông điệp về lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cho đất nước. Qua việc nghiên cứu về đề tài này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tác động của lòng yêu nước trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời, chúng ta cũng nhận thức được vai trò của các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Tuấn trong việc truyền cảm hứng và khích lệ người dân yêu nước. Nghiên cứu này có thể làm cơ sở cho việc khám phá và tìm hiểu thêm về lòng yêu nước trong các tác phẩm văn học và nhân vật lịch sử khác, từ đó góp phần xây dựng một thế hệ trẻ yêu nước và có ý thức về trách nhiệm với đất nước. IV. Tài liệu tham khảo Trần Quốc Tuấn và bài hịch tướng sĩ của ông. Các tài liệu về lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh trong lịch sử Việt Nam.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời