Phân tích nhân vật cô bé Dần trong truyện ngắn "một đám cưới "của Nam Cao(gợi ý:+hoàn cảnh:nghèo mẹ mất sớm,.....,+ tâm trạng của dân đi lấy chồng)dựa vào cái này

ADS
Trả lời câu hỏi của Luynh
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

13/02/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Nhân vật cô bé Dần trong truyện ngắn "Một đám cưới" của Nam Cao được phác họa với nhiều chi tiết để thể hiện hoàn cảnh khó khăn và tâm trạng của mình. Về hoàn cảnh, cô bé Dần là một người nghèo, mẹ đã mất sớm. Điều này cho thấy cuộc sống khó khăn và thiếu thốn của gia đình cô bé. Cô không có điều kiện để mặc áo dài như các cô dâu truyền thống, mà chỉ có những bộ quần áo đơn giản và rách rưới. Tâm trạng của cô bé Dần khi đi lấy chồng cũng được miêu tả qua việc mặc áo vá xẫng, áo rách và tay rách quá. Điều này cho thấy sự lo lắng, bất an và không hạnh phúc của cô bé trong ngày trọng đại này. Cô bé không có niềm vui và sự háo hức như các cô dâu khác. Từ những gợi ý về hoàn cảnh nghèo khó và tâm trạng buồn bã của cô bé Dần trong truyện, ta có thể phân tích được nhân vật này là một người trẻ tuổi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và không có niềm vui thực sự trong ngày cưới.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
2.0/5 (2 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
vuongphiphi

13/02/2024

Câu trả lời uy tín

Trong cuộc sống, có những sự kiện đặc thù giúp chúng ta nhìn rõ hoàn cảnh xã hội. Đám cưới là một sự kiện như vậy. Đây là cảnh tượng biểu hiện rất tập trung trạng thái nhân thế, phong hoá xã hội; là sự kiện vui nhất của một đời người. Ấy vậy mà đám cưới ở đây được miêu tả khác hẳn. Bao trùm lên tất cả là một không khí buồn bã, ảm đạm và những giọt nước mắt. Đó là nét chung đầu tiên mà người đọc cảm nhận được qua “Một đám cưới” (Nam Cao) thông qua nhân vật Dần

Nam Cao viết “Một đám cưới” năm 1944, khi mà cái đói mon men tới gần, len lách vào từng ngõ nhỏ cuộc đời những người dân lao động. Vốn đã cơ cực, triền miên trong bần cùng khốn khó, nay họ lại lao đao trước vực thẳm của sự đói nghèo. Qua đám cưới của Dần - một cô bé mới 14, 15 tuổi, tác giả đã tái hiện một cách rất chân thực không khí của những ngày đói kém.

 Đám cưới của Dần, đầy đủ hơn nhưng vẫn phô bày nguyên trạng một đám cưới chạy đói. “Chú rể xách một chẽ cau chừng một chục quả, bà mẹ khoác cái áo nâu dài đã bạc ở trên vai... Dần mặc những áo vải ngày thường nghĩa là một cái quần sồng cộc xẫng và đụp những miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt gần đến nách”.

Đọc “Một đám cưới”, người đọc lại bắt gặp những giọt nước mắt. Từ hình ảnh Dần “khóc hu hu” khi về thăm nhà, “khóc đến quá nửa đêm” khi biết phải đi lấy chồng đến khi “khóc nấc lên” lúc phải xa cha. Trong tác phẩm còn có những giọt nước mắt thổn thức rơi trong lòng người bố. 

Đọc “Một đám cưới” của Nam Cao, bên cạnh bức tranh hiện thực xám xịt là một tấm lòng trong trẻo, hiếu thảo của Dần. Mới 14, 15 tuổi, cô bé ấy đã quán xuyên, xếp đặt công việc nhà cửa rất chu đáo. Ta như được gặp lại cô bé Liên đảm đang, chịu khó (Hai đứa trẻ). Không chỉ có thế qua cách nói chuyện với bố, ta còn nhận thấy một tâm hồn nhạy cảm, một nếp suy nghĩ “già” hơn tuổi của cô rất nhiều. Phải chăng cũng như Liên, Dần là một trái cây chín sớm bởi nắng gió cuộc đời. Yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ, Dần đi ở từ năm mười hai. Chi tiết ấy còn gợi lại cho chúng ta hình ảnh cái Tí (Tắt đèn) lúc bị bán cho nhà Nghị Quế. Cũng vì thương cha và các em, Dần đi lấy chồng. Dần được Nam Cao miêu tả khóc nhiều lần, nhưng có lẽ chỉ một lần Dần khóc cho mình. Ấy là khi cô bé “khóc hu hu” đòi ở nhà chịu khổ chứ không ở cho nhà bà Chánh nữa, khi ấy Dần mới mười hai tuổi. Cho đến tận lúc ta nghe thấy tiếng nức nở cuối cùng của Dần “Thầy đừng ... đi .. lên rừng”, ta chợt hiểu thêm tấm lòng của cô bé ấy. Tất cả những lần khóc sau này, cô cũng chỉ nghĩ đến thương cha, thương em mà thôi. Nam Cao đã khắc hoạ rất thành công vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, giản dị, đức hi sinh thầm lặng, cao đẹp của cô bé.

Trước cách mạng Nam Cao chưa có cái nhìn tươi sáng như thế. Kết thúc của câu truyện “Một đám cuới” để lại cho người đọc những dòng suy nghĩ không dứt, những câu hỏi xung quanh cái kết mà như mở ấy. Rồi Dần sẽ sống ra sao? Bố Dần có lẽ vẫn quyết định lên rừng một chuyến? Số phận của những đứa em Dần liệu có sáng sủa lên không? 

Qua nhân vật Dần, nhà văn Nam Cao đã khắc họa lên số phận con người đầy bi thảm qua hình ảnh nhân vật Dần. Từ đó thể hiện tình cảm đầy thương xót của tác giả đối với con người lúc bấy giờ.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
4.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi