28/02/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
28/02/2024
28/02/2024
Câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” được hợp thành từ những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng bổ ích và cần thiết cho con người. Về mặt nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói, nếu một người chịu bỏ công sức ra cố gắng mài khối “sắt” thì một ngày nào đó nó sẽ trở thành một cây “kim”. Song không chỉ đơn giản như vậy , khối “sắt” ấy còn được hiểu như những công việc to lớn, khó khăn nhất mà gần như không thể thực hiện được.Và hình tượng cây “kim” chính là kết quả, sự thành công mà ta đạt được sau một quá trình dài chăm chỉ, quyết tâm với thử thách. Từ đó ta thấy được, nếu biết cố gắng, chăm chỉ, kiên trì thực hiện thỉ dù là công việc hay thử thách gian nan nhất ta cũng có thể vượt qua được một cách dễ dàng. Vì thế, nói tính chăm chỉ là thành phần không thể thiếu của sự thành công thật đúng đắn.
Mặt khác, đức tính chăm chỉ không những tạo ra sự thành công, mà còn tô đậm thêm được đức tính tốt đẹp, cần thiết của một con người và đặc biệt là đối với một người học sinh. Ta có thể nhận thấy, nếu một người học sinh có sự thông minh, óc tư duy nhạy bén nhưng lại thiếu sự chăm chỉ thì sẽ không bao giờ đạt được thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. Trong đời sống có rất nhiều tấm gương về sự chăm chỉ và tiêu biểu nhất đó là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta – Bác Hồ. Năm 1941, Bác ra đi tìm đường cứu nước chì với đôi bàn tay trắng, không hề thành thạo về ngôn ngữ của nước bạn nhưng cùng với sự chăm chỉ, Bác đã cố gắng học tiếng của họ. Bác tranh thủ học mọi lúc rảnh rỗi của mình. Từng ngày như thế đều đặn trôi qua, Bác đã rất thông thạo tiếng nước bạn, có thể giao tiếp, nói chuyện một cách thật dễ dàng và thậm chí Bác còn viết báo khi ở nước ngoài nữa. Quả thật là đáng nể đối với một người bình thường, không hề được học qua một trường lớp ngoại ngữ nào mà vẫn có thể sử dụng thành thạo nhiều thứ tiếng, chỉ với một sự trợ giúp đó là đức tính chăm chỉ của Bác.
Câu tục ngữ đã cho ta thấy quan niệm, kinh nghiệm của ông cha ta ngày xưa, chăm chỉ thật sự rất cần thiết cho con người. Ngoài ra vẫn có rất nhiều người không hề coi trọng tính chăm chỉ, đặc biệt là đối với một số học sinh khá giỏi, hay có tính tự cao về khả năng của mình và những học sinh ấy sẽ không thể nào nhận thức được cái hậu quả nghiêm trọng của việc lười biếng, thiếu chăm chỉ, cần cù gây nên. Thật dễ nhận thấy một điều, đó là nếu trong lớp ta không chép bài, làm bài đầy đủ, chỉ nghe cô giáo giảng bài một cách qua loa thì sẽ có một lỗ hổng của kiến thức hiện ra và ngày càng lớn dần. Cho đến một ngày nào đó, kết quả học tập sẽ tồi tệ và khiến ta nản chí trong học tập. Vậy, chỉ vì không chịu khó chăm chỉ mà từ một học sinh khá giỏi có thể dễ dàng trở thành một học sinh yếu kém, và ngược lại. Qua đó, ta thấy tính chăm chỉ quyết định nhiều điều quan trọng mà ta không thể nào nhìn thấy ngay lập tức như sự thành công, vinh quang trong học tập, công việc và cuộc sống.
Là một người học sinh, em sẽ cố gắng phát huy hơn nữa tính chăm chỉ của bản thân thông qua những việc dù là nhỏ nhoi như: học bài, làm bài tập, ghi chép bài học thật đầy đủ và cẩn thận…ngoài ra, tham khảo thêm trong sách cũng có thể phát huy được đức tính này. Có như thế, việc học hành của em mới ngày càng tiến bộ hơn và mong muốn vào Đại Học dù có khó khăn như việc mài sắt thành kim thì cũng sẽ thành công.
Câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên dạy của ông cha ta về tính quan trọng của sự chăm chỉ, cần cù cho con cháu đời sau. Để chúng ta biết được rằng, muốn đạt được kết quả hoàn mỹ nhất thì phải có tính chăm chỉ và chỉ có tính chăm chỉ mà thôi.
11/03/2024
Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một biểu hiện của niềm tin vào quá trình phát triển và thành công. Trong bài nghị luận này, chúng ta sẽ thảo luận về ý nghĩa và ứng dụng của câu tục ngữ này trong xã hội hiện đại.
Ý Nghĩa của Câu Tục Ngữ "Có Công Mài Sắt, Có Ngày Nên Kim"
Ứng Dụng của Câu Tục Ngữ "Có Công Mài Sắt, Có Ngày Nên Kim" Trong Xã Hội Hiện Đại
Bài Học và Hành Động Tương Lai
Kết Luận
Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" mang lại một thông điệp tích cực và khuyến khích về sự kiên nhẫn và nỗ lực trong cuộc sống. Chúng ta cần phải nhớ và áp dụng nguyên tắc này vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ sự nghiệp đến giáo dục và quan hệ xã hội. Chỉ khi chúng ta kiên trì và không ngừng nỗ lực, chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu và thành công trong cuộc sống.
28/02/2024
Câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa dân gian, mang đến cho chúng ta những bài học quý giá về kiên trì, cố gắng và sự đền đáp công bằng. Giải thích:
Trong nghĩa đen, câu tục ngữ này ám chỉ việc để trở thành một người giỏi, thành công, ta cần phải trải qua những khó khăn, vất vả như việc mài sắt để tạo ra một chiếc kim. Nghĩa bóng của câu tục ngữ này là muốn có được điều gì đó quý giá, ta cần phải hy sinh và làm việc chăm chỉ. Thân bài: Trong cuộc sống hàng ngày, việc áp dụng câu tục ngữ này giúp chúng ta nhận ra rằng không có điều gì quý giá có thể đạt được mà không cần phải vượt qua khó khăn và nỗ lực. Kiên trì và cố gắng là yếu tố then chốt để thành công trong mọi lĩnh vực. Lật lại vấn đề: Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng chỉ kiên trì và làm việc chăm chỉ là đủ. Đôi khi còn cần sự linh hoạt, sáng tạo để vượt qua các thách thức hiện hành. Việc kết hợp giữa kiên trì và linh hoạt mới thực sự mang lại kết quả tốt nhất.
Với câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim", chúng ta hãy nhớ rằng thành công không đến từ sự may mắn hay tiền bạc, mà từ sự kiên trì, nỗ lực và lòng say mê. Hãy luôn tin vào bản thân và không bao giờ từ bỏ khi gặp khó khăn. Chỉ khi đã vượt qua được những thử thách mới có thể thu hoạch được thành công xứng đáng.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời