03/03/2024
03/03/2024
03/03/2024
Nhà văn R.Gamzatep từng nhận định: "Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo tới đâu nó cũng nhất thiết phải đẹp, không chỉ đơn giản là đẹp, mà còn phải đẹp một cách riêng”. Thật đúng như vậy, văn chương luôn đòi hỏi những người nghệ sỹ biết đào sâu, tìm tòi, khơi những điều chưa ai khơi, và sáng tạo những điều chưa ai có. Giống như ai đó từng nói: "Tác phẩm không có nét riêng, sẽ không có chỗ đứng trong lòng bạn đọc”. "Lặng lẽ Sa Pa là” là một minh chứng hùng hồn cho nhận định trên.
Ý kiến trên là một cái nhìn hoàn toàn đúng đắn về văn chương. Nó đã khẳng định văn chương là một lĩnh vực độc đáo mới lạ. Mỗi tác phẩm văn chương phải là một thế giới nghệ thuật riêng, một chân trời riêng, một lối đi riêng. Viên Mai từng nói ”Làm người không nên có cái tôi, nhưng làm thơ thì phải có cái tôi”. Nhà văn có phong cách thì mới được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn. Và điều mới mẻ độc đáo là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương. Tác phẩm văn chương không có gì mới mẻ sẽ khó được người đọc chấp nhận. Hay nhà văn có phong cách mờ nhạt, không có dấu ấn riêng sẽ dễ bị người ta lãng quên. Cái riêng ấy thường được thể hiện qua giọng điệu, cách nhìn của nhà văn, yếu tố độc đáo về nội dung hay nghệ thuật, cách sử dụng các biện pháp tu từ… Nếu lấy điều đó làm thước đo thì nhà văn Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa hoàn toàn phù hợp
Nét riêng đầu tiên toát lên từ cảnh sắc Sa Pa thơ mộng như một bức tranh. Đó là nơi núi cao, thác đổ trắng xoá, với mây, nắng, sương đều rất la. Sự bắt đầu của Sa Pa là những răng đào ven đường hay những đàn bò làng cổ, cổ đeo chuông là đặc trưng hữu hình của cuộc sống muôn màu, muôn vẻ nơi đây. Hình ảnh rừng cây đầu mùa bao bọc lấy nhau “Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”.
Nhất là vẻ đẹp của nắng khiến cảnh sắc thêm lộng lẫy. “Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây”; “nắng đã mạ bạc cả con mèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”. Người ta cảm thấy như bị cuốn theo nhịp chạy của mây hay đầy xúc cảm trong sự cuốn hút của nắng.
Chỉ là những nét phác hoạ nhưng cảnh thiên nhiên hiên lên đẹp như những bức tranh, đẹp đến hai lần. Cái đẹp tự nhiên của nó và cái đẹp qua tâm hồn người nghệ sĩ của ông hoạ sỹ. Nét riêng vút lên từ vẻ đẹp con người sống và làm việc ở nơi đây. Thiên nhiên đẹp làm nền tôn thêm vẻ đẹp con người nơi đây. Những đỉnh Yên Sơn, Phan-xi-păng cao vòi vọi gợi nghĩ tới những con người ở tầm cao của sự cống hiến và hy sinh. Cái hừng hực của nắng, của gió gợi đến nhiệt huyết hừng hực cháy của con người lao động nơi đây. Thiên nhiên thơ mộng, trong sáng như tâm hồn những con người ở Sa Pa trong sáng, mộng mơ.
Nét riêng, chất trữ tình chủ yếu toát lên từ nội dung truyện. Từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nét đẹp giản dị rất đáng mến của người thanh niên, từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình giữa lặng lẽ Sa Pa, và từ những tình cảm, cảm xúc mới nảy nở của ông họa sĩ, cô kỹ sư đối với anh thanh niên.
Có thể nói, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có dáng dấp như một bài thơ,nét riêng bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô đơn bởi sự gắn bó của họ đối với đất nước, với mọi người. Tác giả đã tao được không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình di được miêu tả trong truyện, nhờ thế mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc hơn.
Nét riêng đặc sắc nữa thể hiện trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa là cách xây dựng nhân vật. Đầu tiên phải kể đến là nhân vật anh thanh niên- nhân vật chính của tác phẩm Không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, người đọc biết đến nhân vật anh thanh niên qua lời chuyện trò của bác lái xe trên chuyến hành trình lên vùng cao. Hình ảnh ấy lại được khắc họa rõ ràng hơn trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa anh và mọi người khi xe dừng lại nghỉ ở hành trình. Ông họa sĩ, cô kĩ sư ở dưới xuôi được anh mời đến thăm nơi ở của mình. Và từ đây, câu chuyện về công việc, về cuộc sống của anh được hé lộ khi anh tâm sự với ông họa sĩ, cô kĩ sư. Đoạn trích kể về cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư về nơi ở, công việc của mình nằm ở phần giữa của tác phẩm.
Các nhân vật được nhà văn đặt trong tư thế hướng đến cái đẹp: " Bác lái xe vui tính, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ hướng tới anh thanh niên với tất cả niềm khâm phục, cảm mến. Còn anh thanh niên lại hướng về anh cán bộ bản đò sét, anh thanh niên trên Phan - xi - păng, ông kĩ sư vườn rau với ý nghĩ sự cống hiến của họ mới lớn lao và đáng ngợi ca. Các nhân vật phụ trong truyện đều góp phần khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Các nhân vật ở đây kể cả chính cả phụ đều không có tên riêng. Họ là lái xe, họa sĩ, kĩ sư,... phải chăng đây là dụng ý của ý tác giả muốn nói về những con người vô danh lặng lẽ, dâng cho đời tình yêu và sức vóc của mình. Cuộc sống của họ thầm lặng mà cao đẹp. Hình ảnh họ mang vẻ đẹp đẹp trong sáng, lý tưởng. Đó cũng là vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm tháng gian lao và hào hùng, chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Qua câu chuyện về anh thanh niên, về những mảnh đời lặng lẽ tưởng như thầm lặng, tác giả đã chứng minh được nét riêng độc đáo của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa trong lòng bạn đọc. Dù thời gian có trôi qua nhưng Nguyễn Thành Long và tác phẩm của ông vẫn có chỗ đứng riêng trong lòng bạn đọc các thế hệ
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời