06/03/2024
06/03/2024
06/03/2024
Nếu dòng sữa ngọt ngào và lời ru của mẹ nuôi ta khôn lớn thì những lời dậy ân tình của cha giúp ta trưởng thành, rắn rỏi và mạnh mẽ hơn trên bước đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài học lớn nhất cha dạy con là phải yêu quê hương, yêu lấy cội nguồn gốc rễ của mình và yêu lấy “người đồng mình”. Thời gian trôi qua, con trưởng thành và khôn lớn trong nhịp sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Người cha còn nhắn nhủ đến con phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Đó là những lời nhắn nhủ yêu thương của cha dành cho con, là bài học đầu đời để con khắc ghi về tình yêu với thiên nhiên và con người quê hương chan chứa nghĩa tình.
06/03/2024
Ng Bảo Trâm"Nói với con" là một tác phẩm rất hay của nhà thơ Y Phương. Ở khổ thơ thứ nhất, mượn lời người cha nhắn nhủ tới đứa con của mình, tác giả đã gợi ra cho chúng ta cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Trong lời nhắn nhủ của cha, cội nguồn đầu tiên nuôi dưỡng con trưởng thành đó là gia đình. Gia đình là nơi cho con sự sống, nâng niu những bước đi đầu tiên của con, trân trọng những tiếng bi bô đầu đời của con. Con không chỉ được sống trong sự yêu thương của cha mẹ mà còn được sống trong niềm hạnh phúc của cha mẹ khi nhớ về "ngày cưới" của mình, "ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời". Gia đình là chiếc nôi đầu tiên ủ ấm và nuôi dưỡng con nên người. Cội người thứ hai giúp con trưởng thành là quê hương. Quê hương núi rừng với những người đồng mình chịu thương, chịu khó. "Người đồng mình" là cách gọi quen thuộc, thân thiết của những người dân quê cùng vùng miền. Người đồng mình hiện lên trong sự lao động vất vả, họ phải dựng nhà, "ken" vách, "đan lờ", ...để xây dựng cuộc sống. Thế nhưng dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, họ vẫn luôn vui tươi, lạc quan, tô điểm cho cuộc đời mình bằng những tiếng hát, những bông hoa thơm. Và hơn thế, những người đồng mình còn chung sống hoà hợp với thiên nhiên. Chính vì vậy, thiên nhiên, núi rừng đã hào phóng ban cho mọi người nhiều thứ "rừng cho hoa", "con đường cho những tấm lòng". Hai hình ảnh nhân hoá này cùng điệp từ "cho" đã gợi cho chúng ta về sự hào phóng và rộng lượng của núi rừng dành cho con người. Quê hương với những người đồng mình cần cù, chịu khó, lạc quan sống gắn bó, hoà hợp với thiên nhiên là cội nguồn, là nền tảng sinh dưỡng thứ hai của con. Bằng thể thơ tự do với các hình ảnh so sánh, nhân hoá, nhà thơ Y Phương đã cho chúng ta thấy được cội nguồn sinh dưỡng trưởng thành của mỗi con người, đó là gia đình và quê hương. Đoạn thơ thứ nhất của bài thơ Nói với con chính là lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết của một người cha với con của mình. Gia đình, quê hương chính là những nền tảng để con trưởng thành, khôn lớn nên người.
06/03/2024
Ng Bảo Trâmnếu dòng sữa ngọt ngào và lời ru của mẹ nuôi ta khôn lớn thì những lời dậy ân tình của cha giúp ta trưởng thành, rắn rỏi và mạnh mẽ hơn trên bước đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài học lớn nhất cha dạy con là phải yêu quê hương, yêu lấy cội nguồn gốc rễ của mình và yêu lấy “người đồng mình”. Thời gian trôi qua, con trưởng thành và khôn lớn trong nhịp sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Người cha còn nhắn nhủ đến con phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Đó là những lời nhắn nhủ yêu thương của cha dành cho con, là bài học đầu đời để con khắc ghi về tình yêu với thiên nhiên và con người quê hương chan chứa nghĩa tình.
Ng Bảo Trâm
06/03/2024
Nguyệttt Trên mạng à
06/03/2024
Ng Bảo Trâm Bài thơ "Nói với con" là một tác phẩm đầy cảm xúc và sâu sắc về tình mẫu tử. Từ những dòng văn tình cảm, người viết đã truyền đạt được sự yêu thương và quan tâm của một người cha/mẹ đối với con cái. Bằng cách nói với con, người viết muốn truyền đạt những lời khuyên, những trải nghiệm và sự hiểu biết của mình cho con trước khi họ trưởng thành.
Tôi cảm nhận được sự ấm áp và chân thành từ những lời dạy dỗ, những mong muốn tốt đẹp mà người viết dành cho con. Đồng thời, bài thơ cũng nhắc nhở về tình thương gia đình và vai trò của cha mẹ trong việc hướng dẫn và bảo vệ con cái trước những khó khăn của cuộc đời.
Bài thơ này làm cho tôi cảm thấy ấm lòng và nhớ về tình yêu thương của gia đình, cũng như ý nghĩa quan trọng của việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để giúp con trưởng thành mạnh mẽ và tự tin hơn trong cuộc sống.
Ng Bảo Trâm
06/03/2024
nguyencongmanh viết đoạn văn ạ
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
4 giờ trước
Top thành viên trả lời