07/03/2024
07/03/2024
"Cách mạng màu" là các cuộc lật đổ chế độ hiện tại bằng phương thức bất bạo động, có sự kết hợp giữa những kẻ chủ mưu trong nước và thế lực bên ngoài. Các cuộc "cách màu khác" trong lịch sử đến nay cũng tương tự như vậy. Điểm chung trong thủ đoạn của "cách mạng màu" là chúng nhen nhóm lên những bất mãn, những đốm lửa phá hoại để tổ chức kích động, bạo loạn. Trong đó, thế lực bên ngoài đóng vai trò “đạo diễn”, lực lượng bên trong giữ vai trò “thực thi”.
Thuật ngữ "cách mạng màu" xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ XX và được bàn đến nhiều từ đầu thế kỷ XXI đến nay, bởi trong thực tế trên thế giới đã có biểu hiện ở một số quốc gia đã rơi vào khủng hoảng, chết chóc, bất ổn chính trị và bất ổn đời sống kéo dài. Những minh chứng về "cách mạng màu" ở các nước, vùng lãnh thổ như: Philippin (năm 1983), Tiệp Khắc (năm 1989), Nam Tư (năm 2000),…
Phương thức bất bạo động là hình thức đấu tranh bằng mít tinh, tuần hành, biểu tình phản ứng với chính quyền đương nhiệm về những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong quản lý bộ máy; về nạn tham nhũng; về việc bầu cử với cáo buộc có gian lận hoặc thiếu dân chủ; về việc thổi phồng những bất ổn xã hội và bức xúc trong nhân dân… Chính phủ rơi vào khó khăn trong kiểm soát xã hội. Từ đó, xung đột giữa người dân và Chính phủ ngày càng gay gắt, gây ra hiểu lầm, dẫn đến biểu tình đường phố, bạo loạn và thậm chí xung đột bằng vũ khí gây thương vong cho nhiều người dân thường.
Mục đích của cuộc "cách mạng màu" là các thế lực bên ngoài, trong đó nổi bật là Mỹ và phương Tây đã lợi dụng những mâu thuẫn về sắc tộc - xã hội - tôn giáo nhằm câu kết với những đối tượng đối lập, “kẻ cơ hội chính trị” trong nước vạch kế hoạch, thực hiện đấu tranh, dưới chiêu bài hứa hẹn tạo ra Chính phủ mới tốt đẹp hơn, ảo tưởng về một xã hội văn minh hơn. Không đơn thuần là lôi kéo, dụ dỗ, người thiếu hiểu biết, thành phần bất mãn chính trị, mà còn có sự tham gia của thanh niên trí thức cấp tiến, được huấn luyện tổ chức, tập dượt và được đầu tư về vật chất, tài chính.
Cách mạng màu" đang trở thành nguy cơ đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch với nước ta thời gian qua đang hiện hữu những biểu hiện manh nha màu sắc của "cách mạng màu". Âm mưu của các thế lực thù địch là tác động đến các lĩnh vực của đời sống, trực tiếp và gián tiếp đến chính trị, kinh tế, văn hoá ở nước ta... Mục tiêu của chúng là kích động, gây mất trật tự xã hội, gây bất ổn, xung đột, tạo điểm nóng ở một số nơi và thổi nóng các mâu thuẫn trong một bộ phận quần chúng nhân dân…
Có thể khẳng định, bài học quan trọng nhất cho các quốc gia là phải đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia là tối thượng, tôn trọng và thực thi quan hệ quốc tế có nguyên tắc phù hợp với những điều quy định của Hiến chương Liên hợp quốc. Không thể xem thường những mâu thuẫn, những tuần hành của người dân, mà phải có tính dự báo, phòng ngừa từ sớm, từ xa; nên xem xét mọi khía cạnh trong đường lối và chính sách phải vì người dân, chứ đừng chạy theo miếng bánh vẽ của Mỹ và phương Tây…/
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời