Đọc văn bản sau: (Lược đoạn mở đầu: Lượng cùng tiểu đội lính pháo binh về làng Đằng đóng quân trong những ngày đầu kháng chiến. Họ xin ở nhờ nhà một bà cụ nghèo. Nhà chỉ có hai mẹ con, cô con gái là d...

rotate image
ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Sao mày lười thế ?
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

08/03/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Người kể chuyện trong đoạn trích là ngôi thứ nhất, tức là người kể chuyện đang trải qua và trực tiếp tham gia vào các sự kiện diễn ra. Câu 2: Những sự kiện chính trong đoạn trích bao gồm việc Lượng và tiểu đội lính pháo binh đóng quân tại làng Đằng, bị giặc tấn công, Thận cứu Lượng khi bị thương nặng, sau đó họ gặp lại nhau sau một khoảng thời gian xa cách. Câu 3: Chi tiết miêu tả hành động của Thận khi địch tràn vào làng là việc cô bắn chết một tên địch để cứu Lượng rồi cõng anh ta lui về phía sau. Câu 4: Hành động cứu Lượng khi bị thương nặng của Thận góp phần thể hiện tính cách can đảm, quyết liệt và lòng nhân ái của nhân vật Thận. Câu 5: Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn "Tôi nằm dưới đò, nghe tiếng sóng Thong vỗ nhè nhẹ và nhìn theo cái bóng bé nhỏ của cô du kích đi khuất trong những vạt lúa đang trỗ" giúp tạo ra hình ảnh sống động, màu sắc cho cảnh tượng và tăng tính chân thực cho câu chuyện. Câu 6: Thái độ và tình cảm của nhà văn được thể hiện qua việc miêu tả chi tiết, biểu hiện sâu sắc về lòng yêu nước, lòng hy sinh cao ca và niềm tin vào con người Việt Nam trong kháng chiến. Câu 7: Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò quan trọng trong việc tái hiện không khí chiến tranh, cuộc sống hàng ngày của người dân và lính chiến. Chúng giúp xác lập không gian, thời gian và xây dựng tính cách cho các nhân vật. Câu 8: Từ nội dung đoạn trích, ta có thể thấy vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến được thể hiện qua lòng can đảm, quyết liệt, lòng yêu nước cao ca và sự hy sinh không tiếc nuối để bảo vệ gia đình và tổ quốc. Đồng thời, họ cũng biết yêu thương và chăm sóc lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.0/5 (2 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
VBTS2233

08/03/2024

Câu trả lời uy tín

Câu 1.Ngôi thứ nhất

Câu 2. Những sự kiện chính trong đoạn trích :

+ Nhân vật tôi được Thận cứu khi bị thương nặng

+ Nhân vật tôi gặp lại Thận sau nhiều năm xa cách

+ Mẹ Thận bị giặc giết

Câu 3. 

–  Hành động: Cô kiên quyết không xuống hầm để cầm vũ khí giết giặc, cứu thương binh và giải vây cho các chiến sĩ

Câu 4. Hành động cứu Lượng khi bị thương nặng góp phần thể hiện sự dũng cảm, nhân hậu của nhân vật Thận 

Câu 5. Tác dụng: 

Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, giúp câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn thu hút người đọc.

– Tái hiện khung cảnh chia tay đầy lưu luyến giữa nhân vật “Tôi” và người con gái tên Thuận

– Nhấn mạnh tình cảm biết ơn, những rung động thầm kín của nhân vật tôi

Câu 7. 

- Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích:

+ Giúp cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn

+ Giúp thể hiện được tình cảm, thái độ của người kể

+ Giúp sự việc trở nên cụ thể, tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét

Câu 8:

Người phụ nữ trong kháng chiến là những bông hồng thép, bông hồng không chỉ mang đến sự quyến rũ, ngoài ra họ là những bông hồng của sự hi sinh, sự cống hiến. Ta có thể thấy nổi bật trong hàng triệu người phụ nữ đã hi sinh trong chiến tranh phải kể đến chị Võ Thị Sáu, những cô gái tiên phong trên tuyến đường Trường Sơn, hai bà Trưng,… họ là tượng đài cho tinh thần kiên cường trước kẻ thù, họ mang tấm lòng cao thượng luôn giàu tình yêu thương đồng đội, đặc biệt trong trái tim họ luôn chảy một dòng máu của đất Việt, một dòng máu thủy chung với cách mạng, với nước nhà. Vì vậy mỗi chúng ta thế hệ kế tục cần có lòng biết ơn và noi gương những cống hiến thiêng liêng trong người phụ nữ thời bấy giờ.

II.

Nhành mai” là một trong bảy truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu in trong tập truyện đầu tay “Những vùng trời khác nhau” 1970. Truyện ngắn Nhành mai không chỉ là bức tranh chân thực về cuộc đời, số phận và vẻ đẹp kiên cường, bất khuất con người trong kháng chiến chống Mĩ mà còn là bài ca về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi thầm kín mà sâu sắc . Tất cả được thể hiện qua nghệ thuật trần thuật độc đáo, tinh tế. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, điểm nhìn hạn tri đặt vào nhân vật chính xưng tôi, người chiến sĩ thuộc đơn vị pháo tên Lượng. Xuyên suốt tác phẩm là những xúc cảm chân thực, những hồi ức đan xen của Lượng về cuộc kháng chiến, về làng Đằng, sông Thong, về người con gái tên Thận…Thông qua đó, tác giả làm nổi bật số phận, tính cách, đời sống tâm hồn của con người, đặc biệt là những người lính trong kháng chiến; từ đó gửi gắm những thông điệp, triết lý nhân sinh sâu sắc. Truyện ngắn là bức tranh chân thực về cuộc đời, số phận con người trong kháng chiến: cuộc chiến ác liệt đã tàn phá xóm làng, cướp đi ngôi nhà (của mẹ con Thuận), lấy đi xương máu (của người dân làng Đằng, của Lượng, của những người lính pháo binh) và sinh mạng của biết bao người dân vô tội. Tác phẩm chứa đựng những đặc trưng nổi bật của nghệ thuật truyện ngắnn. Tình huống truyện độc đáo được xây dựng thông qua cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhân vật tôi và Thận . Không gian nghệ thuật được lấy bối cảnh từ cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Không gian trong truyện có sự dịch chuyển linh hoạt từ không gian chiến trường đến không gian làng Đằng, sông Thăng. Nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính điển hình, tập trung khắc hoạ tính cách, phẩm chất nhân vật thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động, dòng suy nghĩ . Xây dựng thành công nhiều chi tiết tiêu biểu, hình ảnh mang tính biểu tượng: nhành mai là biểu tượng cho vẻ đẹp, sức sống bất diệt… Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, giàu sắc thái biểu cảm. Nhành mai là tác phẩm tiêu biểu cho truyện ngắn viết về đề tài người lính trong kháng chiến. Qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện tấm lòng xót thương cho số phận đau thương của con người; ngợi ca vẻ đẹp bất khuất kiên cường, sự hi sinh anh dũng của người lính và những người dân yêu nước trong kháng chiến. Thể hiện tinh thần lạc quan niềm tin vào tình yêu và sự hồi sinh. 

 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi