08/03/2024
08/03/2024
I. Mở bài:
* Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi:
* Giới thiệu tác phẩm “Long Thành cầm giả ca” : Có người nói rằng, hai câu “Trải qua một cuộc bể dâu/Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trong Truyện Kiều, là Nguyễn Du nói nỗi lòng mình trước sự đổi thay thời cuộc mà mình từng trải, hơn là “bể dâu” trong cuộc đời của Thúy Kiều. Dùng hình ảnh một người ca nhi, từng học đàn dưới triều Lê, “lên ngôi” thời Tây Sơn và tàn tạ dưới thời Gia Long... tác giả gửi gắm bao nỗi riêng của lòng mình.
II. Thân bài:
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Năm 1796, do vợ mất, Nguyễn Du đưa cậu con trai về quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh và ở suốt sáu năm, cho đến năm 1802 thì ra làm quan dưới triều Gia Long. Ông làm tri huyện, tri phủ ở Hưng Yên, Thường Tín... nhưng hình như chưa có dịp trở lại Thăng Long thì đã chuyển vào Phú Xuân, Quảng Bình.
- Mãi đến đầu năm 1813, trên đường đi sứ Trung Quốc, ông mới có dịp trở lại Thăng Long và ngỡ ngàng, cảm thương trước những thay đổi về phong cảnh và con người. Chúng ta biết rằng, khi Gia Long lên ngôi thì kinh đô nước ta chuyển vào Phú Xuân, còn Thăng Long chỉ là một thành phố, vẫn gọi là Thăng Long nhưng ý nghĩa đã thay đổi: Không còn nghĩa “Rồng bay” mà mang nghĩa mới là “Thịnh vượng”. Gia Long cho xây lại thành mới, cố cung thời vua Lê đã biến mất... Trong chuyến đi này Nguyễn Du sáng tác bốn bài thơ về Thăng Long, hai bài nói về thay đổi cảnh, hai bài nói đổi thay về con người, bài nào cũng hoài cổ, buồn thương.
* Thể loại: Thể thơ Cổ phong
* Bố cục:
Phần 1: Từ "Người đẹp Long Thành Mạnh như sét đánh tan bia đá …Đêm hát đã qua hai chục năm" : thời kì cường thịnh của cô Cầm với vẻ đẹp và tài năng đánh đàn trong kí ức của nhà thơ khi thời Tây Sơn chưa lụn bại.
Phần 2: Còn lại: Cô Cầm hai mươi năm sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ mất đi ánh hào quang trở nên tàn tạ, khô gầy.
* Tư tưởng , nghệ thuật của tác phẩm:
- Nguyễn Du dùng hình tượng người gảy đàn ở Long Thành, không chỉ nói về số phận của một người ca kỹ, mà muốn nói sự đổi thay của thời thế, đổi thay của Thăng Long qua các thời kỳ nhà Lê, Tây Sơn rồi nhà Nguyễn với nỗi tiếc nuối.Trong lời Tiểu dẫn, Nguyễn Du còn viết: “Sau đó vài năm, tôi dời vào Nam và từ đó không trở lại Thăng Long nữa. Hai chữ “vào Nam” Nguyễn Du dùng là kể cả thời gian ông sống dưới chân núi Hồng Lĩnh cũng như thời gian làm quan dưới triều Gia Long mà ông ở Phú Xuân hoặc Quảng Bình. Như vậy là đến 20 năm Nguyễn Du không trở lại Thăng Long, kể từ năm 1793 đến năm 1813.
- Đối với Nguyễn Du, “con người thi nhân” lấn át một cách triệt để “con người quan chức”. Trong 14 tháng ròng với cương vị Chánh sứ đi sứ Trung Quốc từ tháng hai năm 1813 đến tháng tư năm 1814, ông đã sáng tác tập thơ “Bắc hành tạp lục” gồm 132 bài, không có một bài nào kể chuyện thù tạc với cương vị chánh sứ, mà chỉ nói về cảm hứng của ông khi đến những vùng đất, con người ông từ gặp trong sách vở, và đặc biệt nói về nỗi khổ của những kiếp người. Trong bối cảnh bài thơ “Long Thành cầm giả ca” cũng vậy, đó là hôm Tuyên phủ thành Thăng Long mở tiệc tiễn ông đi sứ, thế mà thơ ông không hề nói về chuyện đó, lại chỉ nói về thân phận một người đàn bà gảy đàn với nỗi cảm thương vô hạn. Nói rằng Nguyễn Du “đứng về phe nước mắt” trong sáng tác thi ca cũng không nhầm.
III. Kết bài:
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Bài học rút ra từ tác phẩm.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời