08/03/2024
08/03/2024
Đoạn trích "Kiều thăm mộ Đạm Tiên" nằm ở phần đầu Truyện Kiều, khi ba chị em Thúy Kiều đi hội thanh minh, gặp mộ Đạm Tiên bên đường. Cảnh vật, thiên nhiên tài lụi, hiu hắt, héo úa.. Những yếu tố miêu tả cảnh vật, thiên nhiên trên góp phần biểu đạt cuộc đời bất hạnh của Đạm Tiên: Sống chỉ được chào đón một thời, chết trong cô đơn, chết rồi chẳng ai đoái hoài nên phần mộ mới ảm đạm như thế. Đồng thời, qua cảnh vật, người đọc còn cảm nhận được tâm trạng buồn, xót xa của Thúy Kiều. Kiều: Đau đớn thay, phũ phàng chi.. có thể thấy sau khi nghe Vương Quan kể về cuộc đời Đạm Tiên, Kiều vô cùng xót xa, thương cảm cho người con gái tài sắc mà bạc mệnh. Qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ nửa trực tiếp – lời người kể chuyện chuyển dịch sang lời nhân vật độc thoại nội tâm. Sự đau xót đầu tiên của Thúy Kiều chính là nỗi đau của thói đời hờ hững, dễ quên những thân phận bé nhỏ trong đời. Nỗi đau thứ hai: đời sao mà bạc bẽo! Ngày nào Đạm Tiên còn sống tức khi nàng nổi danh tài sắc, không biết bao nhiêu người tìm đến xôn xao ngoài cửa, nay không một kẻ đoái hoài, Có phải khi sống còn dùng được, còn lợi dụng được thì đến lui ầm ĩ, khi không còn “giá trị sử dụng” bị đời bỏ quên, thờ ơ, lãnh đạm? Nếu Thúy Kiều không sẵn có mối thương tâm hay đúng hơn là lòng thương người, Kiều không có cái lẽ công bằng trong tiềm thức chắc không có nỗi đau lòng ấy. Sau khi khóc cho phận đàn bà, Thúy Kiều lại nghĩ đến những cô gái lầu xanh. Còn nỗi đau nào hơn khi sống thì làm vợ khắp người ta mà khi chết thì làm ma không chồng. Phải chăng, ở đây tô đậm thêm nỗi bạc bẽo của chốn trần gian? Càng thấy nhức nhối trong lòng khi nghe Vương Quan kể về anh chàng khách viễn phương ấy. Anh ta đã từ xa cất công tìm đến Đạm Tiên. Anh ta khóc cho mối tình sớm xa cách…Đời sao mà bạc bẽo. Một chỗ đất đàng hoàng chôn cất Đạm Tiên đã không có, nay một tấm lòng tử tế của người ở xa nọ cũng không có đất sống!
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời