12/03/2024
12/03/2024
Nội dung cải cách của Lê Thánh Tông:
- Chính trị và hành chính:
+ Vua trực tiếp điều khiển triều đình, bãi bỏ một số chức quan không cần thiết.
+ Tổ chức chọn bộ máy quan lại bằng chế độ khoa cử nhằm hạn chế sự thao túng quyền lực của các công thần.
+ Ở các địa phương dặt các chức Tống binh, Đô ty quản lí.
+ Cả nước chia thành 13 đạo cùng hệ thống cơ quan chuyên trách.
+ Ra lệnh các thừa tuyền vẽ bản đồ gửi về bộ Hộ.
- Quân sự:
+ Năm 1466, vua Lê Thánh Tông cải tổ hệ thống quân đội chia làm hai loại quân: quân thường trực (cấm binh) và quân các đạo (ngoại binh)
+ Ở các đạo, nhà vua cho đổi năm vệ quân thời vua Lê Thái Tổ thành năm phủ, dưới mỗi phủ chia thành vệ quản các sở đội.
- Kinh tế:
+ Năm 1477, Ban hành chính sách lộc điền và quân điền
+ Thể lệ thuế khóa được nhà nước quy định theo hạng.
+ Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí đê điều nông nghiệp
- Luật pháp:
+ Năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ Quốc triều hình luật gồm 722 điều.
- Văn hóa-giáo dục:
+ Nho giáo được đặt làm hệ tư tưởng chính thống.
+ Giáo dục được coi trọng, trùng tu Quốc Tử Giám, nhà Thái học.
+ Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ nhằm đề cao Nho học và các bậc tri thức nho học
Ý nghĩa:
- Tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại.
- Góp phần quan trọng vào ổn định và phát triển kinh tế.
- Trở thành khuôn mẫu của nhà nước phong kiến ở Việt Nam.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời