Viết một đoạn văn nên cảm nghĩ của em về nhân vật người cha qua truyện trên " bài học tuổi thơ "

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Roxana Ciara
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

15/03/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Nhân vật người cha trong truyện "Bài học tuổi thơ" là một người cha đầy tâm hồn và sự hiểu biết. Ông không chỉ là một cố nhà văn tài năng mà còn là người cha yêu thương, quan tâm đến con cái. Qua câu chuyện, em cảm nhận được sự hy sinh, lòng kiên trì và tình yêu thương của người cha dành cho con. Người cha đã dạy cho con cái rằng sự trung thực và chân thành luôn quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác trong cuộc sống. Em cảm thấy ngưỡng mộ và biết ơn tinh thần cao đẹp của người cha trong việc giáo dục và truyền đạt những bài học quý giá cho thế hệ sau. Đối với em, nhân vật người cha trong truyện là biểu tượng của sự tử tế, thông minh và lòng nhân ái, để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về gia đình và giá trị con người.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
baotran12

15/03/2024

Câu trả lời uy tín

Nguyễn Quang Sáng là một trong những cây bút sáng tác nhiều truyện ngắn giá trị trong những năm kháng chiến. Ông đã đóng góp tên tuổi của trong nền văn học nước nhà và đạt nhiều những thành tựu lớn lao. Một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của ông là “Bài học tuổi thơ” đã để lại trong lòng độc giả những ấn tượng sâu sắc. Câu chuyện được kể qua góc nhìn của một người cha, người đã trải qua những kỷ niệm đau buồn trong quá khứ và hiểu rõ giá trị của sự trung thực. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, nhưng vẫn đầy tình cảm để tạo nên sức hút cho câu chuyện. Tác phẩm cho thấy sự quan tâm và yêu thương của người cha đối với con cái, cũng như giá trị của sự trung thực và tình cảm gia đình. Tác giả đã khéo léo kết hợp giữa câu chuyện của đứa trẻ bị không điểm với ký ức của người cha để tạo nên một thông điệp sâu sắc về tình cảm gia đình và giá trị của sự trung thực. Ngoài ra, tác phẩm còn cho thấy sự quan tâm đến vấn đề giáo dục. Tác giả đã đưa ra những suy nghĩ về việc giáo dục trẻ em, đặc biệt là trong môn văn. Tác giả cho rằng, sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt, và việc truyền đạt giá trị văn học cần phải được thực hiện một cách trung thực và chân thành.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Roxana Ciara

Bài viết tham khảo:

Nguyễn Quang Sáng có một truyện ngắn mang tên “Bài học tuổi thơ”, viết năm 1990, kể câu chuyện của một bài tập làm văn với đề bài là “Trò hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố”.

Nhà văn đã rất cẩn thận khi viết rõ rằng các em học sinh ở đây 11 tuổi, học lớp 6. Nghĩa là lấy mốc năm 1990 trừ đi, thì người cha của em học trò bị điểm 0 đã hy sinh năm 1979. Đó là năm mà tại cái “chiến trường biên giới” ấy, rất nhiều gia đình đã mất đi một người cha, người chồng, người con.

Tác phẩm được dẫn ra ở trên chính là truyện ngắn mang tên ‘Bài học tuổi thơ“, kể về một bài tập làm văn với đề bài là “Trò hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố”.

Câu chuyện khá đơn giản với một chút mâu thuẫn nhẹ mà có lẽ, chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng bắt gặp, ít nhất một lần trong đời. Có một học trò được 6 điểm dù ba của nó không hề làm việc ban đêm. Nó tâm sự với bạn bè, ban đêm ba nó chỉ đi nhậu vậy là nó đành tả ba nó làm việc ban ngày rồi chuyển thành ban đêm. Một trò khác miêu tả chân thực ba mình làm việc ban đêm cũng chỉ nhận điểm 6. Đặc biệt, có một trò không miêu tả gì hết, trò này nộp giây trắng và nhận điểm không “bự như quả trứng”.

Khi cô giáo gặng hỏi nguyên nhân vì sao trò không làm bài. Nhân vật trong chuyện chỉ im lặng hồi lâu rồi thú nhận mình không có ba. Ba em đã hy sinh nơi mặt trận từ khi em vừa lọt lòng.

Đó là một câu chuyện của giáo dục. Những điểm 0 và điểm 6 như thế chắc chắn đã không “tuyệt tích” từ thời mà Nguyễn Quang Sáng viết “Bài học tuổi thơ”. Đến tận hôm nay đề tập làm văn trong trường phổ thông vẫn mang mô thức “Hãy tả một ai đó đang làm gì đó” mà không nhất thiết phải quan tâm đến việc ai đó có thực sự tồn tại hay là họ đã tồn tại như thế nào.

Điểm 0 của Nguyễn Quang Sáng, thật ra dành cho người thày – người đã dạy một công thức lắp ghép hơn là dạy cách mô tả cuộc sống. Những điểm 0 như thế đến hôm nay vẫn tồn tại.

Đó còn là câu chuyện của tình người, của cách người ta đối xử với quá khứ. Một đứa trẻ có người cha đã hy sinh ở “chiến trường biên giới” năm 1979, tồn tại trong lớp học ấy như một điều hiển nhiên cho đến khi hoàn cảnh trớ trêu cho người ta biết sự thật. Nguyễn Quang Sáng hẳn đã không vô tình khi chọn chi tiết “chiến trường biên giới” cho sự thờ ơ ấy, sự lãng quên ấy.

Còn bao nhiêu số phận nữa gắn với cái chiến trường biên giới năm 1979 ấy cũng đã bị lãng quên như em học sinh lầm lũi trong lớp học kia? Câu hỏi ấy vẫn chưa thể được trả lời đích đáng đến hôm nay.

Và hẳn ông cũng không vô tình khi mô tả rằng mắt cô giáo chỉ biết “mở tròn như hai cái tô” và “đứng như trời trồng” khi nghe đến câu chuyện của em học sinh.

Giá mà câu chuyện có thể kết lại bằng một tiết học về những người lính đã hy sinh nơi chiến trường biên giới cách đấy 11 năm hay là một sự thay đổi nào đó trong bài văn bị điểm 0 của em học trò.

Nhưng không, cô giáo đứng như trời trồng, câu chuyện chỉ dừng lại ở đó, em học trò vẫn bị điểm 0 vì ba em đã mất nơi chiến trường biên giới. Một ẩn dụ đắng chát.

Điểm 0 ấy, có thể dành cho bất kỳ ai trong chúng ta, những người đã lãng quên một phần lịch sử. Điểm 0 ấy, đến hôm nay vẫn đáng phê lên trán của rất nhiều người đang sống.

Chính nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã từng nói: “Nghệ thuật không có cái đỉnh cuối cùng. Có những cái đỉnh càng leo càng gần, nhưng cái đỉnh của nghệ thuật, của văn học càng leo càng thấy xa. Với tôi, văn học là con đường càng đi càng xa, đi mãi không dừng…“. “Bài học tuổi thơ” giống như một câu chuyện được kể qua góc nhìn của một người cha, người đã trải qua những kỷ niệm đau buồn trong quá khứ và hiểu rõ giá trị của sự trung thực. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, nhưng vẫn đầy tình cảm để tạo nên sức hút cho câu chuyện.Nhà văn Nguyễn Quang Sáng luôn đặt cao yếu tố thực tế, tính trung thực khi viết văn. Ông viết truyện ngắn “Bài học tuổi thơ” từ thực tế một học sinh bị điểm không bài văn với đề bài “Tả buổi làm việc ban đêm của bố em”. Vì em học sinh đó không có bố nên để giấy trắng, không làm bài. Ông nhấn mạnh: “Viết văn phải viết từ gan ruột, viết bằng máu thịt của mình viết ra. Khi mình viết về những gì mình biết thì mới có thể viết trơn tru được. Còn nếu ép buộc viết về những điều mình không nắm rõ thì rất khó viết hay. Cái gì tôi từng trải thì tôi mới viết”. Khi viết văn tôi không nghĩ ngợi nhiều về tiền bạc hay sự nổi tiếng mà viết một cách tự nhiên, viết theo hứng. Hứng ở đây là thời điểm chín muồi của quá trình tư duy. Có như thế, tác phẩm viết ra mới tạo dấu ấn đặc sắc đi sâu vào tâm hồn độc giả.

         “Bài học tuổi thơ”  là một tác phẩm văn học đầy ý nghĩa và giá trị. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu để kể câu chuyện, nhưng lại mang đến những thông điệp sâu sắc về tình cảm gia đình, giá trị của sự trung thực và quan tâm đến vấn đề giáo dục. Tác phẩm này là một lời nhắn nhủ đến chúng ta về tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng tình cảm gia đình và giáo dục trẻ em một cách trung thực và chân thành. Ngoài ra, tác phẩm cũng cho thấy sự tinh tế trong cách kết hợp giữa câu chuyện của đứa trẻ bị không điểm với ký ức của người cha để tạo nên một câu chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa.Ông còn tự rút ra bài học cũng nhắn nhủ cho mình cũng như toàn thể độc giả:”văn chương có thể hư cấu, có thể sáng tạo chứ không được bịa đặt’’.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi