nhà văn tô hoài: " mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời". còn adre gide thì cho rằng: văn học k làm hay ko phải chỉ làm công việc của một tấm gương" em hãy chứng minh ý kiến trên qua tác ph...

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Trân Bảo
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

15/03/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong tác phẩm "Chiếc Lược Ngà" của Nguyễn Quang Sáng, chúng ta có thể thấy rõ sự phản ánh của tác giả về xã hội và cuộc sống vào thời kỳ đó. Tác phẩm này không chỉ là một câu chuyện văn học mà còn là một bức tranh sống động về những nỗi lo âu, khát khao và tâm trạng của con người trong xã hội hiện đại. Như vậy, qua việc phân tích tác phẩm "Chiếc Lược Ngà", chúng ta có thể thấy rằng mỗi trang văn đều phản ánh và soi bóng thời đại mà nó ra đời, như lời của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, tác phẩm cũng chứng minh ý kiến của André Gide rằng văn học không chỉ làm hay không chỉ làm công việc của một tấm gương, mà còn là nơi để người đọc suy ngẫm và hiểu sâu hơn về cuộc sống và con người. Do đó, thông qua việc phân tích tác phẩm "Chiếc Lược Ngà", chúng ta có thể thấy sự ứng dụng của hai quan điểm trên vào văn học Việt Nam.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
thuyvy24

15/03/2024

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng khẳng định rằng: “Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Thật vậy, văn học chính là “tấm gương” phản ánh cuộc sống con người và thời đại lịch sử. Văn học xuất hiện với sứ mệnh ghi chép, phản ánh đời thực bằng ngôn từ để từ đó nhắn nhủ. gửi gắm đến bạn đọc về một điều gì đó. Bàn về vai trò của văn hộc, nhà văn Tô Hoài đã khẳng định: “Mỗi trang văn đểu soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Còn nhà văn Andre Gide thì nói: “Văn học không làm – hay không phải chỉ làm công việc của một tấm gương”. Vậy, hai nhận định trên liệu có đồng nhất hay chăng?

Trước hết ta cần hiểu rõ thông điệp toát lên từ lời nhà văn Tô Hoài – cây đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Thời đại mà nó (tác phẩm) ra đời” có thể hiểu theo hai cách. Cách hiểu đơn giản nhất về “thời đại” chính là bối cảnh xã hội mà tác phẩm ra đời được thể hiện vào trong tác phẩm văn học, là những sự kiện lịch sử, những biến đồi về mặt chính trị xã hội mà người nghệ sĩ đã quan sát và lồng ghép vào trang văn cùng với những hình tượng nghệ thuật độc đáo. Bên cạnh đó, “thời đại” của tác phẩm vãn học còn được hiểu rằng: trong mỗi giai đoạn nhất định, trong sáng tác văn học chia ra làm nhiều khuynh hướng khác nhau có the có những nét chung nào đó về tư duy nghệ thuật và kì thuật biểu hiện. Dù mồi người có một “gương mặt” riêng, song tất cả đều làm nên diện mạo chung của giai đoạn văn học đó (chẳng hạn Văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945; Phong trào Thơ mới 1932 – 1945…). Chức năng của văn chương là hướng con người tới ánh sáng cùa chân – thiện – mỹ, mà muốn cảm hóa con người thì phải xuất phát từ chính con người. Suy cho cùng Tô Hoài muốn nói với chúng ta ràng: văn chương chăng những phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn ghi dấu ấn về thời điểm lịch sử, xã hội ngay lúc tác phẩm văn học ra đời. Điều này rõ ràng là đúng!

Song, nhà văn Andre Gide lại nói: “Văn học không làm – hay không phải chỉ làm công việc cùa một tấm gương”. Nhận định này thực chất rất dễ hiểu, “Công việc của một tấm gương” có thể được hiểu rằng công việc “soi bóng”, sao chép hoàn toàn hình ảnh thật của con người, con vật, đồ vật… mà không hề có sự biến tấu nào cả. Tác giả nhấn mạnh văn học không phải {“không làm – hay không phái chỉ làm”) tấm gưcmg bê nguyên xi hiện thực cuộc sống con người vào trong tác phấm một cách thô thiển, cứng nhắc. Hiện thực cuộc sống khi đi vào tác phẩm phải được lọc qua lăng kính tâm hồn của người nghệ sĩ. Hiện thực phải hiện lên đầy chất nghệ thuật cùng với những tư tưởng nhân sinh mà nhà văn gửi gắm chứ không phải chỉ là một bản sao. Văn học không sao chép hiện thực cuộc sống. Văn học chỉ bắt nguồn từ đời sống con người rồi từ đó người nghệ sĩ thăng hoa trên câu chữ, hiện thực được lồng ghép vào tác phẩm một cách nghệ thuật và đầy ẩn ý. Mồi nhà văn phải biết chắt lọc những gì tinh túy nhất của cuộc sống, phải chọn cho mình một đôi mắt để ngắm nghía, khám phá, để họa nên những câu chữ mang ý nghĩa thật sự. Để làm được điều đó, người nghệ sĩ phải đứng trên mảnh đất hiện thực, phải cảm và thấu đời, hay nói cách khác, khi đứng trước một vấn đề bức thiết, anh không thể chỉ khoanh tay đứng nhìn, cái anh cần làm là cải tạo xã hội, đưa ra hướng đi, hướng giải quyết cho vấn đề ấy. Andre Gide đã đề cao vai trò cua hiện thực cuộc sống trong tác phẩm văn học, đồng thời cũng nhắc nhở người nghệ sĩ không được sao chụp đời sống con người mà phải biến nó thành những hình tượng nghệ thuật có khả năng tái sinh trong tâm hồn người đọc, gắn liền với những quan niệm quý báu.

Hai nhận định trên tuy bề ngoài có vẻ như đối chọi nhau, nhưng thực chất lại bồ sung cho nhau làm nên đặc trưng của văn học. Tô Hoài đề cập đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Andre Gide giúp ta hiểu rõ hon mối quan hệ ấy. ông chỉ ra, sao chép cuộc sống không phải mục đích hướng đến của văn học. Tác phẩm văn học còn dung chứa tâm tình, nỗi niềm, bức thông điệp, sự sáng tạo, … Nói một cách khách quan nhất: văn học phải thể hiện được dấu ấn cúa thời đại mà tác phẩm ra đời, phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống nhưng không được mô phỏng lại hiện thực trần trụi, thô ráp một cách nhạt nhẽo. Trên hết tác phẩm vẫn phải mang tính nghệ thuật, thể hiện sự công phu, khéo léo và dụng công sáng tạo của người nghệ sĩ.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi