16/03/2024
16/03/2024
- Cái tôi tác giả hay còn gọi là hình tượng tác giả, theo lý thuyết thi pháp học hiện đại là “sự nhập thân của ý thức người sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật”. Với các thể loại khác như kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn, người đọc muốn biết thái độ tác giả phải xuyên qua hệ thống nhân vật, đặc biệt là nhân vật trung tâm thì đối với ký, người đọc nắm bắt một cách trực tiếp. Chủ thể của lời nói nghệ thuật trong tác phẩm ký chính là bản thân người viết. Chính vì lẽ đó người kể chuyện trong ký thường lộ diện trực tiếp trong hình thức người kể chuyện xưng “tôi”.
- Cái tôi trong tác phẩm ký văn học chính là cái tôi thẩm mỹ. Cái tôi ấy gắn liền với thế giới quan thẩm mỹ của tác giả. Ở đó mỗi con số, mỗi sự kiện, mỗi chi tiết, mỗi nhân vật tự bản thân nó đã bộc lộ cái nhìn, sự đánh giá và luận giải của tác giả về thế giới thực tại bởi nó đã qua sự chọn lọc của nhà văn, nó được mài giũa bằng giác quan nghệ thuật tinh tế của nhà văn.
- Trong thể ký, cái tôi là hình thức trực tiếp của hình tượng tác giả, đồng thời vừa như một phương thức trần thuật quan trọng với tư cách chức năng nghệ thuật cái tôi đi – nghe – kể – tả – suy ngẫm – ngợi ca – phê phán – đề nghị… do vậy, cái tôi nhà văn cũng là một yếu tố liên kết tác phẩm. Để có cái tôi nhập vai đó đòi hỏi người viết ký phải có tri thức, phải có bản lĩnh văn hóa hay nói đúng hơn là phải có chiều sâu về văn hóa và sự trải nghiệm cuộc sống. Bằng cách đó người viết ký mới có thể trình diễn tư duy của mình qua từng con chữ.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời