20/03/2024
20/03/2024
20/03/2024
Thơ mới thường đem đến cho người đọc những cấu tứ, thi liệu mới mẻ, ta đã bắt gặp trên diễn đàn Thơ mới nhiều màu nắng lạ. "Cái" lạ "của Thơ mới , có người biết, có kẻ không hay. Nhưng cái" điên ", cái" lạ "mà người thi sĩ Hàn Mặc Tử mang theo khi bước vào làng thơ, thì hẳn ai cũng rõ." Thi phẩm đặc sắc Đà Lạt trăng mờ là một điểm nhấn đầy thiết tha nhưng cũng thật đau buồn, là giấc mơ về cuộc đời Hàn Mặc Tử, bằng sự độc đáo trong cấu tứ lẫn cách thể hiện, tác phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc khó phai mờ trong lòng độc giả.
Khi ông vừa đặt chân đến Đà Lạt lần đầu tiên, năm 1933, ông làm bài thơ "trăng" này. Ta thử nghĩ tại sao ắt hẳn cảnh đêm trăng nào đối với kẻ sĩ cũng có những cái đẹp riêng. "Thơ không cần nhiều từ ngữ nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống, nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ". Điều này được thể hiện rõ nét qua thơ Hàn Mặc Tử:
Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu,
Trời mơ trong cảnh thật huyền mơ.
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt,
Như đón từ xa một ý thơ.
Chỉ với vài ba câu từ đơn giản nhưng tinh tế, cảnh sắc đêm trăng Đà Lạt đã đi vào thơ Hàn một cách tự nhiên với tất cả dáng vẻ lung linh và ảo diệu. Cảnh đẹp đến nỗi thi sĩ phải công nhận rằng, khoảnh khắc ấy là một "phút thiêng liêng", chừng ấy là đủ để cho ta cảm nhận sự nên thơ của của cảnh. Không chỉ "trời mơ" mà cảnh cũng "huyền mơ", câu từ, ý thơ thật làm cho người ta xao xuyến. Từ láy "đắm đuối" đã thành công lột tả sắc thái sương đêm phủ vây lấy bầu trời, dường như muốn khỏa lấp cả sự hiện hữu của sao trăng, làm nên một cảnh sắc lung linh ảo diệu. Quá bất ngờ và xúc động trước khung cảnh quá đỗi diệu kỳ ấy, nhà thơ như nhận thấy, vạn vật xung quanh đang phô bà ra tất cả dáng vẻ đẹp tươi nhất như để đón đợi một "ý thơ" lặn lội tìm đến từ nơi xa nào đó. Rõ thực, câu thơ hay là câu thơ để lại bao ấn tượng mạnh mẽ trong ký ức con người.
Hàn Mặc Tử đích thực là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt. Thơ của thi nhân luôn có diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn:
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,
Để nghe dưới đáy nước hồ reo.
Để nghe tơ liễu run trong gió,
Và để xem trời giải nghĩa yêu.
Đại từ phiếm chỉ "ai" khép nép, khiêm nhường, kín đáo những lại chính là con chữ được nhà thơ ký thác bao niềm uẩn khúc. Phép nhân hóa được sử dụng đắc địa làm nên những vần thơ giá trị, "nước hồ reo", "tơ liễu run trong gió" và cả "trời giải nghĩa yêu" đều là những hình ảnh hết sức phong phú, thi vị và độc đáo. Ta như thấy được đằng sau lớp ngôn từ kia là tiếng lòng thi sĩ thiết tha yêu đời, yêu người. Phép điệp từ "để" được nhắc lại hai lần không chỉ làm câu thơ thêm nhạc tính mà còn khẳng định niềm khát khao đồng cảm, đồng điệu đến nôn nao, cháy bỏng. Cái đẹp của Đà Lạt là thế, bạn phải cảm nhận nó bằng tai, bằng âm thanh, chớ chỉ dùng bằng mắt thì không thể nào tả hết được.
Được viết lên bằng cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ, từng câu từng chữ trong Đà Lạt trăng mờ đều làm cho tình yêu, sự gắn bó với con người, cuộc đời của thi nhân được thể hiện sâu sắc. Kể từ khi tạ thế đã từ lâu, nhưng những gì thi sĩ để lại vẫn mãi sáng chói như những ngày còn tại thế. Trải qua bao năm tháng, cái tình sâu sắc của Hàn Mặc Tử vẫn còn tươi nguyên, bồi hồi và day dứt trong lòng người đọc.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời