31/03/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
31/03/2024
Thuong Hoai
08/12/2024
Timi sai rồi nha phải là dũng với ông ngoại chứ ko phải ông nội
31/03/2024
Nguyễn Ngọc Tư, một trong những nhà văn hàng đầu của Việt Nam hiện đại, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả qua tác phẩm “Ông Ngoại”. Qua quá trình rút ngắn khoảng cách thế hệ để thấu hiểu, yêu thương giữa Dung và ông ngoại, tác phẩm hướng tới đề cao những giá trị nhân văn truyền thống: Tình cảm gia đình, tinh thần trách nhiệm, biết sẻ chia, hi sinh.
Tác giả chủ yếu đặt điểm nhìn ở Dung và điểm nhìn bên trong khi miêu tả sự thay đổi trong cảm xúc và nhận thức của Dung. Đầu tiên, điều khiến Dung e ngại khi phải về sống với ông ngoại đó là sự khác nhau về lối sống, sở thích. Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hòa tan nhau.
Thế nhưng với chi tiết: “Có lẽ quen với cái tĩnh lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu." đã cho thấy Dung là một người nhạy cảm, tinh tế, đồng thời trưởng thành khi biết thấu hiểu, thương ông hơn; đã biết lo lắng, quan tâm đến sức khỏe của ông.
Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp rằng gia đình là nơi ta được sinh ra, lớn lên và được yêu thương, che chở. Hãy trân trọng tình yêu thương gia đình và dành cho gia đình những gì tốt đẹp nhất. Biết hi sinh, chia sẻ, quan tâm, gắn kết các thành viên trong gia đình. Hi sinh là sẵn sàng bỏ qua lợi ích cá nhân để vì lợi ích chung của gia đình. Đây là một đức tính cao đẹp thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình. Trong đoạn trích, ông ngoại đã không sang ngà ông Chín tham gia câu lạc bộ vì sợ cháu gái mình ở nhà một mình buồn, ông muốn làm bánh kem nhân dịp sinh nhật Dung, để lạo một kỷ niệm đáng nhớ trong cô bé. Ông ngoại thay đổi, làm mới bản thân để có thể hiểu, thân thiết hơn và muốn Dung được vui vẻ, hạnh phúc.
Tác giả nương theo điểm nhìn của nhân vật Dung, cả điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong, qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm để khắc họa chân dung một bạn trẻ với tính cách, tâm lí, hành vi.. đúng với lứa tuổi mới lớn; khắc họa sự biến đổi từng ngày trong cảm xúc và nhận thức cho thấy quá trình trưởng thành của nhân vật Dung; song song đó là nhân vật người ông yêu thương cháu, quan tâm chăm sóc cháu, cố gắng hòa hợp với cháu.
"Ông Ngoại" là một câu chuyện đầy xúc động, với thông điệp về tình yêu thương, sự hy sinh và sự quan trọng của gia đình. Sử dụng ngôn ngữ đời thường, đậm chất Tây Nam Bộ và có giá trị biểu cảm cao; giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng thấm thía tác giả đã tạo ra một tác phẩm văn học sâu sắc, đáng đọc và để lại nhiều cảm xúc cho độc giả.
huy567001
16/12/2024
socutee thank
25/08/2024
˚˖𓍢ִ໋🌷͙֒✧👻Phương Linhఌ︎👻.🎀༘⋆✧tình huống nào dẫn đến sự thay đổi của nhân vật dung
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
4 phút trước
Top thành viên trả lời