02/04/2024
02/04/2024
02/04/2024
Bài thơ Thác lời trai phường nón của Nguyễn Du, theo Nguyễn Thạch Giang và Nguyễn Huy Mỹ (2007), được sáng tác vào khoảng những năm 1780-1783 lúc Nguyễn Du 16 -19 tuổi. Đây là thuở thiếu thời Nguyễn Du có quen một cô gái ở Trường Lưu làm nghề kéo sợi, dệt vải có một đêm sang chơi bên Trường Lưu, sau đó Nguyễn Du không sang nữa, để thương để nhớ cho cô gái khiến cô đâm ra tương tư và bỏ luôn nghề kéo sợi.
Cô gái sau này có nhờ Nguyễn Huy Quýnh vốn có mối giao kết thông gia với họ Nguyễn Tiên Điền thay mặt cô làm bài thơ tỏ tình Thác lời gái phường vải gửi cho Nguyễn Du. Sau đó Nguyễn Du đã đáp lại bằng bài thơ cũng theo thể lục bát Thác lời trai phường nón thay lời trai làng Tiên Điền vốn có nghề làm nón. Điều này là có lý, bởi lẽ hát “ví phường vải thường có các nhà nho, nhà khoa bảng tham gia. Không chỉ bên trai mà cả bên gái cũng mời nhà nho, ông tú... để gà chuyện. Những người này phải giấu mặt không cho đối phương biết, thường trùm khăn, áo lên đầu ” (Thái Kim Đỉnh. Một vùng ví dặm. Văn hóa Nghệ An, 10/12/2011).
Nội dung bài thơ Thác lời trai phường nón của Nguyễn Du cho thấy, phường nón ở đây là làng Tiên Điền có nghề làm nón, một vùng quê của đất học và của các văn nhân. Tuy sinh ra trên đất Thăng Long, song thuở thiếu thời Nguyễn Du đã có dăm vài năm sống tại quê nhà nên có nhiều dịp tiếp xúc, giao đãi văn chương, hát ví phường vải để thử tài với trai tài gái sắc của làng Trường Lưu, làng của những cô gái làm nghề kéo sợi, dệt vải, đẹp người đẹp nết. Nguyễn Du lúc trẻ được gọi là cậu Chiêu Bảy; cậu Chiêu Bảy thường cùng với các nam thanh, nho sĩ trong vùng sang chơi bên làng Trường Lưu để hát phường vải: Hồng Sơn cao ngất mấy trùng/ Đò Cài mấy trượng thì lòng bấy nhiêu/Làm chi cắc cớ lắm điều/ Mới đêm hôm trước lại chiều hôm ni. Mấy câu thơ trên đây không chỉ là những lời chan chứa tình cảm của một bức thư tình mà chính là nhà thơ đã sáng tạo nên một hình tượng của xúc cảm qua việc mượn núi Hồng Lĩnh có 99 ngọn mà ngọn nào cũng là thắng tích và bến Đò Cài là bến đò mà Nguyễn Du ở làng Tiên Điền khi đi hát phường vải ở Trường Lưu phải đi qua (Trong thơ ca dân gian người Nghệ Tĩnh cũng thường hay dùng hình tượng núi cao, sông sâu để nói lên tình cảm tràn đầy, sâu nặng: Trăng lên dấp dới tới sao/ Biển sông sâu là nghĩa sánh với núi non cao là tình). Đúng phải là người am hiểu tường tận vùng đất mình từng sống và phải có tình yêu quê hương xứ sở sâu đậm như thế nào thì thi hào Nguyễn Du mới đưa được những địa danh vốn dĩ vô tri vô giác trở thành dấu ấn thường trực trong tâm thức người dân xứ Nghệ và bạn đọc cả nước qua nhiều thế hệ.
Thông qua nghệ thuật miêu tả của nhà văn những địa danh bình thường lúc đầu chỉ có tính chất địa lí về sau đã trở thành một sức mạnh tinh thần to lớn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
02/04/2024
BaonhiihaabbBài thơ này tác giả mượn lời người con trai ở phường nón (tức làng Tiên Điền, có nghề làm nón) đáp lại bài Thác lời gái phường vải (tức làng Trường Lưu, có nghề làm vải) gửi cho mình. Tác giả bài Thác lời gái phường vải được cho là Nguyễn Huy Quýnh. Tuy nhiên, thời gian và hoàn cảnh sáng tác của hai bài này và bài Văn tế Trường Lưu nhị nữ hiện còn nhiều tranh luận.
Hoàng Xuân Hãn cho rằng Nguyễn Du sáng tác bài Thác lời trai phường nón lúc khoảng 19, 20 tuổi và bài Văn tế Trường Lưu nhị nữ sau đó mấy năm, lúc chưa đến 25 tuổi. Ông còn cho rằng chàng trai trong bài thơ rất có thể là của Nguyễn Du.
Nguyễn Thạch Giang cho rằng bài Thác lời trai phường nón sáng tác vào khoảng 16-19 tuổi còn bài Văn tế Trường Lưu nhị nữ vào quãng 1796-1802, thậm chí vào những năm cuối của các năm đó, tức bài sau cách bài trước khoảng 16-20 năm, lúc Nguyễn Du ở vào độ tuổi 32-38.
Trương Chính và Nguyễn Quảng Tuân thì cho rằng hai bài này không phải của Nguyễn Du mà chỉ là những câu chuyện hư cấu.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời