05/04/2024
Vê Ka
05/04/2024
Timichi tiết hơn đc ko ạ
05/04/2024
Có ý kiến cho rằng: "Người đọc văn giống như soi gương,vừa thấy cảnh sắc xung quanh,vừa thấy gương mặt mình." Điều đó có nghĩa là khi đọc văn chương, người đọc không chỉ hiểu được câu chuyện, tình tiết và nhân vật trong đó mà còn phản ánh lại bản thân mình thông qua việc suy ngẫm và tìm hiểu sâu hơn về bản thân. Ta hãy đi vào tìm hiểu ý kiến này thông qua câu chuyện “Cho và nhận”.
Trong truyện ngắn "Cho và Nhận", chàng trai bị lạc giữa sa mạc đã phải đối diện với quyết định khó khăn: uống nước trong bình để tự cứu sống hay rót nước vào máy bơm để có nguồn nước dồi dào cho tương lai. Tuy ban đầu anh ta rót nước vào rồi tiếp tục nhấn mạnh cái cần máy bơm nhưng chẳng có gì xảy ra cả nhưng anh vẫn kiên trì với lựa chọn của mình. Quyết định của anh chàng này không chỉ sự tự cứu sống cá nhân mà anh viết lại dòng chữ danh cho những người sau, qua đó thể hiện lòng nhân ái và sẵn lòng chia sẻ giúp đỡ người khác của anh chàng.
Từ việc anh chàng quyết định rót hết nước vào máy bơm để có nguồn nước trong lành cho tương lai, ta có thể thấy được sự hy sinh và lòng nhân ái của con người. Đó thể hiện chúng ta sẵn sàng cho đi thì sẽ nhận lại được quả ngọt. Đồng thời, việc anh chàng để lại nước trong bình cho người khác cũng là hành động biểu hiện tinh thần chia sẻ và lời khuyên "Bạn cần phải cho trước khi bạn có thể nhận" là thể hiện sự tin tưởng vào việc nếu ta cho đi thì sẽ nhận lại được trái ngọt. Trong cuộc sống cũng vậy. Nếu ta sẵn sàng cho đi thì và cùng nhau đặt mục tiêu vào những giá trị tốt đẹp, cuộc sống sẽ trở nên giàu sắc thái và ý nghĩa hơn.
Thôn qua câu chuyện "Cho và Nhận", ta có thể hiểu rõ hơn ý kiến "Người đọc văn giống như soi gương" - khi đọc văn chương không chỉ là hiểu câu chuyện mà còn là tự suy ngẫm, tìm ra giá trị cuộc sống và lòng nhân ái trong từng tác phẩm.
Ngọc La
24/11/2024
CS♡★ hiha • πè★ ツ đoạn cuối hơi lạc đề, cái nữa sâu thêm một chút thì hoàn hảo.
05/04/2024
Nguyễn Đặng Hoàng VânCon người muốn trở nên tốt đẹp cần phải rèn luyện rất nhiều phẩm chất, một trong số đó chính là học cách cho đi, yêu thương đồng loại để nhận về những điều tốt đẹp.
Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn. Còn thứ ta nhận lại là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác. Cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh nhạt, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho mình, không biết thương yêu, san sẻ, giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội, lâu dần ta sẽ chết mòn, tâm hồn ủ dột. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: đó là sự thành thản, thoải mái khi nhìn người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,…
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình khỏi xã hội và trở nên thất bại hơn.
<iframe class="ql-video ql-align-center" frameborder="0" allowfullscreen="true"></iframe>Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, cho đi yêu thương để nhận về những điều tốt đẹp nhất.
Vê Ka
05/04/2024
Nguyễn Nguyễnmình cảm ơn ạ
Ngọc La
24/11/2024
Nguyễn Nguyễn Lạc đề rồi cậu ơi.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
3 giờ trước
Top thành viên trả lời