avatar
level icon
Tmq

07/04/2024

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN Câu 2: Hãy viết một bài văn nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nh...

Trả lời câu hỏi của Tmq

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

07/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Phần 1: Sự hình thành của bài thơ "Viếng lăng Bác" và ý nghĩa ban đầu Bài thơ "Viếng lăng Bác" được sáng tác vào tháng tư năm 1976, khi tác giả cùng với đoàn đại biểu miền nam ra thăm lăng Bác. Trong bài thơ, người viết đã diễn đạt sự xúc động và tưởng nhớ về Bác Hồ thông qua hình ảnh mặt trời đi qua trên lăng, mặt trời trong lăng rất đỏ và dòng người đi trong thương nhớ kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. Điều này cho ta cảm nhận được sự kính trọng, lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc của người viết đối với Bác Hồ. Phần 2: Cảm nhận về sự yên bình và những nỗi buồn trong bài thơ Trong khổ thơ tiếp theo, người viết diễn tả về sự yên bình khi Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên giữa một vầng trăng sáng dịu hiền. Tuy nhiên, câu cuối cùng "Mà sao nghe nhói ở trong tim!" lại gợi lên cho chúng ta cảm giác buồn bã và xót xa. Điều này cho thấy rằng dù có yên bình hay không, lòng biết ơn và tình cảm thiêng liêng của con người với Bác Hồ vẫn mãi mãi tồn tại. Phần 3: Suy nghĩ của em về lòng biết ơn và ý nghĩa của bài học "Uống nước nhớ nguồn" Đối với em, bài thơ "Viếng lăng Bác" là một minh chứng rõ ràng cho lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc của con người Việt Nam đối với Người cha già - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó là một thông điệp quý báu về lòng biết ơn, trách nhiệm và niềm tin vào tương lai. Qua bài học "Uống nước nhớ nguồn", chúng ta học được rằng chỉ khi biết quý trọng quá khứ, chúng ta mới có thể hiểu rõ hơn về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai phía trước.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
2.5/5 (2 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
1 bình luận
Bình luận
avatar
level icon

Tmq

07/04/2024

Timi Làm dài hơn xíu được không Timi



avatar
level icon
Câu trả lời uy tín

"Bác ngồi đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà"

Bác Hồ - Vị lãnh tụ kiệt xuất, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người là biểu tượng, là trái tim linh hồn của mảnh đất phương Nam yêu dấu này. Tận hơi thở cuối cùng, lòng Bác vẫn luôn đau đáu nỗi niềm thống nhất ba miền đất nước. Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao thương nhớ, tình cảm, tâm tư của đồng bào, chiến sĩ miền Nam gửi gắm vào lời thơ nghẹn ngào cảm xúc trong bài "Viếng lăng Bác". Bài thơ là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của nhân dân Nam bộ và nhân dân cả nước dành cho Bác.

Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm trong lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ. "Viếng lăng Bác" được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày thống nhất đất nước, lăng Bác được khánh thành. Thơ ca của Viễn Phương rất đỗi êm đềm, nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc, từng câu từng chữ dẫu đọc rất giản dị, mộc mạc, nhưng đó lại chính là những cảm xúc chân thực nhất mà tác giả muốn gửi gắm. Đặc biệt là khổ 2 và 3, khi ông hòa mình cùng dòng người vào lăng và khi ông vào trong lăng thăm Bác. "Viếng lăng Bác" ngỡ như một câu chuyện bởi lời thơ thật dịu dàng êm ái, như thì thầm, tâm sự:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."

Với điệp từ “ngày ngày” lặp lại, Viễn Phương âm thầm khẳng định thời gian sẽ không ngừng trôi nhưng dẫu có ra sao chăng nữa, những người con đất Việt sẽ tình cảm nhớ thương, yêu quý Bác không bao giờ nguôi ngoai. Hình ảnh sóng đôi, ẩn dụ đặc sắc qua "con mắt thơ" của tác giả. Vốn là tự nhiên của tạo hoá, trên bầu trời kia chỉ có duy nhất một mặt trời, đem lại sự sống cho muôn loài, đem lại ánh sáng tươi đẹp cho Trái Đất. Nhưng trong trái tim của Viễn Phương và cả hàng triệu đồng bào Việt Nam, vẫn còn một mặt trời khác "rất đỏ", cao quý và vĩ đại ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Bác là mặt trời chân lý của nhân dân, Bác đã soi sáng, dẫn đường giúp dân tộc Vi tệ thoát khỏi kiếp đời nô lệ, sức mạnh giúp nhân dân chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi. Nhà thơ như nói hộ thế gian rằng: “Bác Hồ là mặt trời cách mạng đẹp nhất, rực rỡ nhất, chói lọi nhất, luôn luôn tỏa sáng trong tâm hồn người Việt Nam.” Hình ảnh “dòng Người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực, gợi lên cảnh nhân dân mọi miền về thủ đô Hà Nội viếng thăm lăng Bác, bày tỏ sự kính trọng nhớ thương với vị cha già đã yên giấc ngủ ngàn thu. Tác giả sử dụng từ "dòng người" chứ không phải là "đoàn người", "hàng người", điều đó có tác dụng gợi lên sự tiếp nối trải dài tới vô tận của những dòng người vào lăng. Cụm từ "Đi trong thương nhớ" gợi tả tình yêu thương và nỗi nhớ mong của nhân dân dành cho Bác, bao trùm lên cả không gian và thời gian vô tận "ngày ngày". "Kết tràng hoa dâng" cùng hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" Bác dành trọn vẹn cho dân tộc Việt Nam, những tình cảm trân trọng, mến yêu kết thành tràng hoa đẹp nhất kính dâng lên Người. Cùng với đó là sự biến đổi thể thơ từ tám chữ sang chín chữ, giúp nhịp thơ chậm lại, thể hiện cảm xúc bồi hồi khi hòa vào dòng người vào lăng. Áng thơ khi lần đầu tiên Viễn Phương được gặp Bác, đã thể hiện rõ bao cảm xúc bồi hồi, xúc động:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim."

Mong muốn được tận mắt nhìn thấy Bác Hồ phải chăng là niềm ao ước của mỗi người con miền Nam, và Viễn Phương cũng không ngoại lệ. Qua cách sử dụng phép nói giảm nói tránh “giấc ngủ bình yên”, tác giả như thể hiện sự nhớ thương, rằng Bác vẫn chưa ra đi, Bác chỉ đang ngủ một giấc thật ngon, thật dài, sau bao tháng ngày hi sinh, khổ cực vì đất nước quê nhà. Khung cảnh Bác ngủ thật êm dịu, thanh bình biết bao, làm ngưng đọng không gian lẫn thời gian. "Vầng trăng sáng dịu hiền" là hình ảnh ẩn dụ đầy chất thơ, giàu sức gợi, liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp và những vần thơ của Người. Có nhà thơ từng nhận định rằng: “Thơ Bác đầy
trăng”.Quả không sai. Trên suốt đoạn đường kháng chiến, làm việc, trăng luôn dõi theo hình bóng của vị chủ tịch kính yêu. Vầng trăng ấy đã bao lần sáng lên qua từng lời thơ của Người, dẫu ở chốn tù đày hay cảnh đêm ở núi rừng Việt Bắc. Chúng ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, đầy chất nghệ sĩ qua những vần thơ về trăng của Bác. Ấy thế nhưng, Bác chưa bao giờ được thảnh thơi mà ngắm nhìn ánh trăng khuya đúng nghĩa. Chỉ có giờ đây, đã chìm vào giấc ngủ bình yên, vầng trăng ấy hiện lên, mới thật sự yên bình, để Bác thanh thản, nghỉ ngơi và ngắm nhìn nó. Vầng trăng ấy mới dịu hiền làm sao, là vầng trăng đã soi sáng Bác từ chặng đường cách mạng gian lao đến khi Bác đã ra đi rồi, vầng trăng ấy lại nhẹ nhàng, âm thầm mà soi sáng giấc ngủ ngàn thu cho Bác. Song song với ánh mặt trời, hình ảnh vầng trăng đã hoàn thiện bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tim mỗi người: chói lóa, rực rỡ, trong sáng, thanh cao, hiền lương, thương mến.

Qua hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”, nhà thơ thật tinh tế ca ngợi sự bất tử và vĩ đại của Bác. Dẫu Người đã đi xa, nhưng làm sao bao công ơn to lớn, sự vất vả hi sinh vì dân tộc đo, cùng sự nghiệp cách mạng cao cả lại có thể phai mờ đi trong tâm trí của người Việt Nam. Mà rằng nó sẽ luôn tồn tại như bầu trời xanh vĩnh hằng trong tim mỗi con người. Cặp quan hệ từ “vẫn biết…mà còn” cho thấy sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm. Dẫu biết Người đã ra đi mãi mãi nhưng nơi này vẫn còn lưu luyến, bởi đây là một mất mát to lớn sẽ chẳng thể bù đắp được với nhà thơ Viễn Phương. Để thốt lên tiếng thơ đau cắt xé lòng “nghe nhói ở trong tim”, biết bao cảm xúc nghẹn ngào xen lẫn sự đau đớn, tiếc thương đến cực độ. Chỉ với bốn câu thơ ngắn nhưng với lối viết hàm súc, đầy thi vị của Viễn Phương, những dòng thơ ấy vẫn để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc.

Với giọng điệu vừa trang nghiêm lại sâu lắng, thiết tha và đau xót, bật lên lòng nhớ thương, kính trọng của nhà thơ. Thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể cùng cách gieo vần và nhịp thơ linh hoạt, Viễn Phương rất sáng tạo trong cả xây dựng hình ảnh thơ kết hợp giữa ảnh thực và ẩn dụ. Bằng những từ ngữ và lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, tác giả đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. Đã nhiều năm trôi qua nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên giá trị tốt đẹp ban đầu và để lại ấn tượng trong lòng nhiều thế hệ người đọc.

Khép lại 8 câu thơ, bao cảm xúc lẫn lộn khi được lần đầu hòa vào dòng người vào lăng, được lần đầu ngắm nhìn Bác. Không cầu kỳ, hoa mỹ, không lộng lẫy phô trương, tình cảm đối với Bác chỉ có thể là tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Tình cảm ấy đã thể hiện rất rõ qua từng lời thơ của Viễn Phương. "Viếng lăng Bác" là kết tinh những tình cảm lớn trong một trái tim bình dị đã chạm đến những cảm xúc trong lòng người đọc một cách tự nhiên, gây thổn thức lòng người.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ BÀN VỀ Ý NGHĨA CỦA LÒNG TỐT TRONG CUỘC SỐNG HIỆN NAY.
avatar
level icon
Chauu

9 giờ trước

Đọc bài: ''Chuyện Người Con Gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ và trả lời các câu hỏi sau 1. Chủ đề của truyện là gì? 2. Phân tích chủ đề của truyện 3. Chỉ ra các tình huống truyện 4. Chỉ ra các yếu tố kì ả...
avatar
level icon
호앙

9 giờ trước

: Phân tích tâm trạng của nhân vật lão Hạc trong trích đoạn truyện sau đây: [...] Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi?...
avatar
level icon
Nagi

9 giờ trước

Lòng tốt nghĩa là gì?
avatar
Shinichi Kudo

9 giờ trước

điền thanh điệu bằng-trắc vào bài thơ nam quốc sơn hàGiúp mình với!
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved