Viết bài văn nghị luận về bài thơ " Mười ném nhang ở ngã ba Đồng Lộc " tác giả Mai Văn Vấn

ADS
Trả lời câu hỏi của Phan K
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

14/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Mười ném nhang ở ngã ba Đồng Lộc" của tác giả Mai Văn Vấn là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Bài thơ này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi cách diễn đạt sâu lắng và ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và tình yêu quê hương. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ cô đọng, gần gũi và hình ảnh sinh động để miêu tả về cuộc sống bên dòng Đồng Lộc, nơi mà những hình ảnh quen thuộc như nhang, cỏ xanh, con đò, và tiếng ve kết hợp thành một bức tranh thi vị về quê hương. Bằng cách này, bài thơ không chỉ làm cho người đọc hiểu được vẻ đẹp tự nhiên của quê hương mà còn gợi lên trong họ những cảm xúc sâu lắng về tình yêu quê hương. Ngoài ra, thông qua việc chọn lọc từ ngữ và cấu trúc câu, Mai Văn Vấn đã tạo ra một âm điệu riêng biệt cho bài thơ. Những câu thơ rất có tính âm nhạc và khi kết hợp lại với nhau, chúng tạo ra một giai điệu du dương, gợi cho người đọc những cảm xúc sâu sắc. Tóm lại, bài thơ "Mười ném nhang ở ngã ba Đồng Lộc" của Mai Văn Vấn không chỉ là một tác phẩm văn chương xuất sắc mà còn là biểu tượng của tình yêu quê hương và niềm tự hào dân tộc.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Bài thơ “Mười nén nhang ở Ngã ba Đồng Lộc” của nhà thơ Mai Văn Phấn được trao giải cao nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1995. Bài thơ lục bát viết giản dị mà ám ảnh, năm cặp lục bát với mười câu thơ như mười nén nhang thắp trên mộ mười cô ở Ngã ba Đồng Lộc. Bài thơ như lời khấn thầm độc thoại với những day dứt trong tâm tưởng: “Tháng ngày gương lược về đâu - Chân trời để xõa tóc màu cỏ non”. Ở đây nhà thơ đặt câu hỏi: “Gương lược về đâu” chứ không phải “Các cô về đâu”. Chính cái chi tiết này đã làm thổn thức lòng người bởi gương lược là hai vật bất ly thân luôn bên người để làm đẹp cho các cô. Từ cái cận cảnh “Gương lược” trên mộ các cô ống kính tâm trạng của nhà thơ bỗng nới rộng không gian: “Chân trời để xõa tóc màu cỏ non”. Một sự sống nhen nhóm và hồi sinh từ “tóc màu cỏ non” đến “Những chùm bồ kết khô giòn trong cây”. Bồ kết là thứ quả gội đầu quen thuộc và ở khu mộ mười cô cũng có cây bồ kết được trồng ở đó. Nhà thơ phát hiện thật tinh tế khi chùm bồ kết không khô giòn trên cây mà ở “trong cây” cũng như các cô đang nằm “trong đất”. Nhà thơ chọn mái tóc để đặc tả từ gương lược đến tóc màu cỏ non và hương thơm bồ kết tạo ra hình ảnh vấn vương xúc động lòng người.
Bút pháp của Mai Văn Phấn trong bài thơ này khá nhất quán, từ một chi tiết cụ thể đẩy lên khái quát mang tính biểu tượng: “Khăn thêu những dấu tay gầy – Thành mây Đồng Lộc bay bay trắng trời”. Chính những liên tưởng đối xứng đan xen này đã tạo ra độ ngân vang trữ tình đó cũng chính là ý tưởng nhân văn khi viết về cái giá của sự hi sinh. Chính cặp đôi của hai câu thơ giữa bài như một nhịp cầu vồng lãng mạn bắc sang một sự thật chiến tranh khốc liệt: “Người ơi tôi lại gặp người – Hơi bom vẫn thổi rụng rời cát khô”. Ở đây nhà thơ không nói “khói bom còn thổi” mà “hơi bom còn thổi”. Khói có thể bay và tan đi ngay nhưng hơi bom thì thời gian làm sao xóa nhòa được nó thấm vào cỏ cây, nó ngấm vào da thịt (Rụng rời cát khô hay là rụng rời da thịt của người đã mất). Hai câu thơ cuối như một lời tự vấn: “Nhang này quặn nỗi đau xưa” chữ “quặn” như xoắn lại trong ta bao dấu hỏi. Tự vấn cũng chính là sự thanh lọc tâm hồn: “Tôi nay tôi của cơn mưa về nguồn”.
Mở đầu bài thơ là tóc xanh cỏ non, là mây trắng và kết thúc là cơn mưa về nguồn gội mát rửa sạch cả hơi bom làm dịu cả cát khô. Khung cảnh thiên nhiên và con người tạo ra một hòa âm kết nối yêu thương và chia sẻ. Với Ngã ba Đồng Lộc nhiều nhà thơ đã viết. Mai Văn Phấn vẫn tìm ra cách riêng của mình: Anh không mô tả lại chiến tranh mà nốt nhấn sâu thẳm là tâm trạng của người hậu chiến với người đã khuất. Đây cũng chính là nén nhang thơ tri ân với cấu trúc một tứ thơ đẹp, kiệm lời nhưng có sức lan tỏa lay thức.Thơ hay là thơ đọc lên người ta có thể quên thơ chỉ còn lại tình người, còn lại cuộc đời…

Bài thơ được viết theo thể lục bát truyền thống, hàm súc và cô đọng. Chỉ với năm khổ thơ, mỗi khổ gói trọn hai câu sáu tám, đã lột tả tận cùng tâm trạng người viết khi đứng trước những ngôi mộ mười cô gái thanh niên xung phong hy sinh ở ngã ba Đồng Lộc trong thời kỳ ác liệt nhất của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Đấy là một tâm trạng hàm ơn, da diết nhớ thương và thấu hiểu tận cùng sự hy sinh của mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc (cũng như bao người con yêu khác đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của dân tộc) là để đem lại sự sống vĩnh hằng cho Tổ quốc chúng ta: “Tháng ngày gương lược về đâu/Chân trời để xõa một màu cỏ non”. Nhà thơ không hề giải thích sự hy sinh của mười cô gái, mà chỉ với ba từ “màu cỏ non” đủ làm người đọc cảm nhận hết ý nghĩa lớn lao của sự sinh đó.
Bài thơ không nặng về tả, hay kể, mà nghiêng về gợi trí tưởng tượng và cảm xúc của người đọc. Thế nên, viết về mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, nhưng chỉ duy nhất một lần nhà thơ dùng từ chỉ giới tính “các cô” trong câu: “Các cô nằm lại trên cồn”, còn không hề có lần nào nữa, nhưng người đọc dẫu chưa một lần đến ngã ba Đồng Lộc, hay cũng chưa một lần nghe kể về mười cô gái nằm lại ngã ba này, thì khi bắt gặp những từ “gương lược”, “bồ kết”, “khăn thêu” ở ba khổ thơ đầu, cũng đều nhận ra đích thị là đồ dùng chỉ những cô gái Việt Nam mới có. Sự kết hợp thi ca truyền thống và hiện đại được vận dụng khá nhuyễn trong “Mười nén nhang ở ngã ba Đồng Lộc” là điều người đọc dễ nhận ra và đấy cũng là một thành công của Mai Văn Phấn trong cách tân thơ.

Đứng trước những ngôi mộ mười nữ thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc, nhà thơ da diết nhớ thương, bồi hồi xúc động khi mường tượng tới những vật dụng gương lược, bồ kết, khăn thêu của các cô như vẫn còn kia, in đậm “dấu tay gày”. Những vật dụng ấy không còn là tĩnh mà trở nên thiêng liêng và sinh động vô cùng trong sự mường tượng của nhà thơ, khi nhìn “gương lược” như thấy cả mái tóc xanh rờn “xõa” vào nền trời thành “màu cỏ non”: “Tháng ngày gương lược về đâu/Chân trời để xõa một màu cỏ non”; hay khi nhìn tấm khăn in dấu tay thêu của người con gái, nhà thơ như thấy ở đó cả một trời mây bay: “Khăn thêu những dấu tay gày/Thành mây Đồng Lộc bay bay trắng trời”. Mây bay trắng trời hay là vành khăn tang của nhân dân, của trời đất tưởng nhớ khôn nguôi những người con đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của dân tộc. Thơ kiệm lời mà giàu sự gợi mở, liên tưởng. Chỉ giây phút ngắn ngủi mà nhà thơ như gặp lại chính người thân của mình đang nằm lại nơi đây, qua tiếng gọi gần gũi, thân tình: “Người ơi, tôi lại gặp người”. Dường như khi sắp phải rời ngã ba này, mười cô gái thì vĩnh viễn nằm lại nơi đây, còn nhà thơ thì ra về trong tâm trạng bâng khuâng nhung nhớ đến không thể kìm nén khi cắm những nén nhang lên từng phần mộ trong nghĩa trang: “Nhang này quặn nỗi đau xưa/Tôi nay tôi của cơn mưa về nguồn”. 

Đúng quá, mỗi người chúng ta ai mà quên ghi sâu trong tâm khảm lòng nhớ ơn những người đã ngã xuống vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của toàn dân và sự nhớ ơn ấy chính là truyền thống quý báu “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta, được nhà thơ nói một cách đầy hình ảnh “cơn mưa về nguồn”, chính xác và gợi mở. Đấy cũng là một nét đặc trưng thơ Mai Văn Phấn gắn chặt truyền thống với hiện đại, mà trong “Mười nén nhang ở ngã ba Đồng Lộc” ta rất dễ nhận ra.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi